Ấn Độ đang thống trị là nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng 40% khối lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Chỉ trong năm 2022, họ đã xuất khẩu gần 22 triệu tấn gạo tới hơn 140 quốc gia. Một phần lớn trong số này là gạo phổ thông có giá trị thấp dành cho các quốc gia có thu nhập thấp như Bangladesh, Nepal, và một số khu vực ở châu Phi gần Sahara. Ngoài ra có thể kể đến những quốc gia có khối lượng gạo xuất khẩu khác như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quôc, Brazil…
Ấn Độ đang thống trị là nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng 40% khối lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Chỉ trong năm 2022, họ đã xuất khẩu gần 22 triệu tấn gạo tới hơn 140 quốc gia. Một phần lớn trong số này là gạo phổ thông có giá trị thấp dành cho các quốc gia có thu nhập thấp như Bangladesh, Nepal, và một số khu vực ở châu Phi gần Sahara. Ngoài ra có thể kể đến những quốc gia có khối lượng gạo xuất khẩu khác như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quôc, Brazil…
Mặc dù Hoa Kỳ là một cường quốc với các ngành công nghiệp quan trọng như dầu lửa, sắt thép, và sản xuất ô tô, đồng thời có sự phát triển ấn tượng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, không nên bỏ qua sự đầu tư và phát triển đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ trong năm 2022 dự kiến sẽ giảm xuống khoảng 2,5%, tương đương với 2,88 triệu tấn, do giảm nguồn cung và tăng giá thành.
Pakistan, mặc dù thường phải đối mặt với các khủng hoảng lương thực, nhưng vẫn không ngừng duy trì hoạt động xuất khẩu gạo trên sân khấu quốc tế. Trong danh sách các quốc gia đón nhận gạo xuất khẩu từ Pakistan, Trung Quốc đứng đầu và là thị trường lớn nhất mà đất nước này đang tập trung.
Loại gạo Basmati cao cấp của Pakistan đã xây dựng một vị thế cạnh tranh mạnh mẽ, đặc biệt trong cuộc cạnh tranh với Ấn Độ. Điều này có phần là nhờ gạo Basmati của Pakistan có khả năng cân đối chất hoạt động tricyclazole và carbendazim, điều này đã thu hút sự ưa chuộng từ phía Liên minh châu Âu.
Bạn đang thắc mắc xuất khẩu gạo Việt Nam đứng thứ mấy thế giới? Việt nam hiện đang là quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới với nền tảng vững chắc là đất nước phát triển từ nền văn minh lúa nước. Do đó, gạo vừa là nguồn lương thực chính vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược.
Gạo chính là sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vì vậy, không khó để Việt Nam trở thành quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có lượng gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn với trị giá 3,45 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.
theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến đầu tháng 4 năm nay, xuất khẩu gạo đạt gần 3 triệu tấn, kim ngạch 1,56 tỷ USD, tăng 43,6% về khối lượng và 54,5% về giá trị so với cùng kỳ. Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu bình quân ước đạt 526 USD/tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ. Với mức giá này, giúp gạo Việt Nam vượt Thái Lan, vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới, cũng là mức giá cao nhất trong 2 năm qua.
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam vẫn là Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước EU và Hoa Kỳ.
Theo dự báo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục đứng vị trí dẫn đầu trong danh sách các quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới trong năm 2022, với hơn 25% thị phần toàn cầu. Thị trường xuất khẩu gạo non-basmati của Ấn Độ tập trung chủ yếu vào các nước châu Phi và châu Á, trong khi gạo basmati cao cấp của họ thường được xuất khẩu đến các quốc gia Trung Đông, Hoa Kỳ và Anh.
Hiện tại, dự trữ gạo của Ấn Độ đang đạt mức kỷ lục. Dự kiến, tiêu thụ gạo tại Ấn Độ sẽ tăng khoảng 2,3 triệu tấn vào năm 2022. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu gạo của Ấn Độ được dự báo sẽ giảm xuống khoảng 2,25 triệu tấn do tác động của sự suy giảm trong thương mại toàn cầu.
Trung Quốc, là quốc gia có dân số lớn nhất trên thế giới, đặt nền một thị trường tiêu thụ và xuất khẩu gạo đáng kể, và có vai trò quan trọng trong việc giao dịch gạo trên thế giới. Đặc biệt, Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia nhập khẩu gạo lớn. Tuy nhiên, ngày càng nghiêm ngặt hơn về tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc, và bao bì đóng gói của gạo nhập khẩu.
So với năm trước, Trung Quốc đã đóng góp một phần lớn trong sự gia tăng dự kiến của tổng tiêu thụ gạo trên toàn cầu. Dự báo cho biết tổng tiêu thụ gạo của Trung Quốc đã tăng lên 155,7 triệu tấn, so với con số 5,4 triệu tấn một năm trước.
Các quốc gia mà Trung Quốc thường xuất khẩu gạo chính bao gồm các quốc gia trong khu vực lân cận như Hàn Quốc, Mông Cổ, và Hồng Kông.
Thái Lan nổi bật là quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời xếp thứ hai trên thế giới với khoảng 7,54 triệu tấn, chỉ sau Ấn Độ. Thị trường xuất khẩu gạo của Thái Lan chủ yếu tập trung vào các quốc gia như Hoa Kỳ, Nam Phi, Angola, Trung Quốc và Nhật Bản.
Theo dự báo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2021 dự kiến sẽ đạt khoảng 6,1 triệu tấn, tăng 400.000 tấn so với cùng kỳ năm 2020. Điều đáng chú ý là gạo thơm Hom Mali của Thái Lan được xem là một trong những loại gạo ngon nhất trên toàn cầu, giúp đảm bảo vị thế vững chắc của gạo Thái Lan trên thị trường quốc tế.
Theo Bộ Công thương, mặc dù Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với sản lượng trên 8 triệu tấn/năm, nhưng xuất khẩu gạo Việt sang Anh quốc hiện vẫn ở mức khiêm tốn với thị phần chỉ khoảng 0,2% và chỉ đứng thứ 22 trong các nhà xuất khẩu gạo lớn nhất vào Anh.
Thị trường Anh có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn, với nhu cầu nhập khẩu trên 700.000 tấn/năm. Gạo Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh với các đối thủ dẫn đầu về xuất khẩu gạo sang Anh gồm Ấn Độ (22%), Pakistan (18%), Tây Ban Nha (11%), Italia (10,9%), Thái Lan (9,2%)....
Được biết, gạo Việt Nam ở Anh chủ yếu được bán cho cộng đồng người Việt Nam và một phần cộng đồng người Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines.
Các thương hiệu gạo Việt Nam phổ biến tại Anh có thể kể đến: Golden Lotus Premium Jasmine Rice, (Longdan supermarket), Longdan Rice (Longdan supermarket), Buffalo Saigon Fragrant Rice (Longdan supermarket), Buffalo Brand Northern Vietnam Glutinous Rice (Tradewind).
Theo Thương vụ Việt Nam tại Anh quốc, với cộng đồng hơn 5,5 triệu người gốc Á, nhu cầu tiêu dùng gạo rất lớn trong khi Anh hoàn toàn không sản xuất lúa gạo. Năm 2021, Anh nhập gần 652.000 tấn gạo, trị giá gần 575 triệu USD. Năm 2022, lượng gạo nhập khẩu tăng lên hơn 678.000 tấn, trương đương mức tăng 4,1% và giá trị nhập khẩu tăng 7% lên hơn 603 triệu USD.
Nước ta đứng thứ 22 trong các nước xuất khẩu gạo sang Anh với thị phần chỉ có 0,2%. Dư địa cho gạo Việt Nam tại Anh còn có thể mở rộng nhờ cộng đồng gốc Việt Nam với 100.000 người và nhờ quy chế hạn ngạch thuế quan trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA).
Đáng chú ý, trong khuôn khổ Hiệp định UKVFTA, Anh cam kết dành lượng hạn ngạch thuế quan (TRQ) cho Việt Nam gần 14.000 tấn, gồm: gạo đã xát, gạo đã xay và gạo đã xay đáp ứng yêu cầu đúng chủng loại. Với những cơ hội mang lại từ Hiệp định này, gạo xuất xứ từ Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ.
Để gạo Việt Nam tăng sự hiện diện tại thị trường Anh, Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh kiến nghị Bộ Công thương khuyến khích những doanh nghiệp xuất khẩu gạo ký kết các hợp đồng cung ứng dài hạn trên cơ sở cân đối giữa an ninh lương thực trong nước với nhu cầu xuất khẩu; Ngân hàng Nhà nước xem xét tăng tín dụng cho doanh nghiệp thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu.
Cùng với đó, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ nông dân mở rộng diện tích trồng lúa áp dụng Global G.A.P để sản xuất gạo thơm chất lượng cao. Chính quyền các địa phương có diện tích đất trồng lúa lớn nên triển khai những Chương trình hỗ trợ nông dân về giống lúa, vật tư nông nghiệp an toàn, xay xát và bảo quản lúa gạo đáp ứng chất lượng và thị hiếu tiêu dùng của thị trường.
Tổng cục Hải quan cho biết, tính chung 10 tháng năm nay, nước ta đã xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, thu về 4,86 tỷ USD, tăng 10,2% về lượng và tăng 23,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Đây là kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong lịch sử của ngành lúa gạo Việt Nam, cao hơn khoảng 160 triệu USD so với cả năm 2023.
Đáng chú ý, ngay cả trong bối cảnh Ấn Độ mở rộng nguồn cung trở lại, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2024 vẫn đạt 0,8 triệu tấn gạo, thu về 505 triệu USD, chỉ giảm nhẹ so với tháng trước, nhưng tăng 29% về lượng và tăng 27,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này phản ánh hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta vẫn duy trì ổn định và chỉ chịu tác động hạn chế từ động thái của Ấn Độ.
Về triển vọng giá gạo trong nước, theo Phó Tổng Giám đốc MXV Nguyễn Đức Dũng, dù xu hướng giảm vẫn đang diễn ra thế nhưng mức giá khó có thể chạm ngưỡng 500 USD/tấn trong ngắn hạn.