Bạn đang muốn tìm hiểu về dịch vụ tư vấn? Bạn muốn nắm rõ các đặc điểm, hoạt động thuộc dịch vụ tư vấn và phân biệt được nó với dịch vụ phi tư vấn? Bạn muốn tìm hiểu các hình thức đấu thầu cũng như yêu cầu của từng loại hình thức đấu thầu đó? Vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết này nhé, Tư vấn đầu tư Kim Cương sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Bạn đang muốn tìm hiểu về dịch vụ tư vấn? Bạn muốn nắm rõ các đặc điểm, hoạt động thuộc dịch vụ tư vấn và phân biệt được nó với dịch vụ phi tư vấn? Bạn muốn tìm hiểu các hình thức đấu thầu cũng như yêu cầu của từng loại hình thức đấu thầu đó? Vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết này nhé, Tư vấn đầu tư Kim Cương sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Ngoài định nghĩa về dịch vụ phi tư vấn là gì?, thì sau đây chúng tôi sẽ giải thích thêm về dịch vụ tư vấn để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: Thẩm định giá là dịch vụ tư vấn hay dịch vụ phi tư vấn?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật đấu thầu 2013, dịch vụ tư vấn được định nghĩa như sau:
“Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác”.
Như vậy từ định nghĩa trên, thì thẩm định giá là dịch vụ tư vấn.
Nhà thầu tư vấn tổ chức, cá nhân đóng vai trò tư vấn và có tư cách độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.
Theo quy định tại Điều 42 Luật đấu thầu 2013, nhà thầu tư vấn được xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, cụ thể:
Nhà thầu tư vấn là tổ chức được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;
– Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
– Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có điểm kỹ thuật cao nhất đối với phương pháp giá cố định và phương pháp dựa trên kỹ thuật; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;
– Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.
Nhà thầu tư vấn là cá nhân được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có) tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu;
– Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu mà nhà thầu tư vấn được sử dụng để đánh giá đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
Đối với nhà thầu tư vấn là tổ chức thì áp dụng một trong các phương pháp sau đây:
– Phương pháp giá thấp nhất được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất;
– Phương pháp giá cố định được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, chi phí thực hiện gói thầu được xác định cụ thể và cố định trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt chi phí thực hiện gói thầu thì căn cứ điểm kỹ thuật để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất;
– Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá được áp dụng đối với gói thầu tư vấn chú trọng tới cả chất lượng và chi phí thực hiện gói thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật từ 70% đến 80%, điểm về giá từ 20% đến 30% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp, tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất;
– Phương pháp dựa trên kỹ thuật được áp dụng đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấp hơn 80% tổng số điểm về kỹ thuật. Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng điểm kỹ thuật tối thiểu theo quy định và đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất và được mời đến mở hồ sơ đề xuất tài chính làm cơ sở để thương thảo hợp đồng.
Đối với nhà thầu tư vấn là cá nhân, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có). Nhà thầu có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu được xếp thứ nhất.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến dịch vụ phi tư vấn là gì?, đào tạo và thẩm định là dịch vụ tư vấn hay phi tư vấn.
Như các khái niệm trên, có thể thấy dịch vụ tư vấn và phi tư vấn đều liên quan đến đấu thầu. Vậy có bao nhiêu hình thức đấu thầu và những hình thức đó là gì? Tùy vào tính chất và hạn mức, có thể chia thành các hình thức đấu thầu như sau:
Trên đây là một số những thông tin cơ bản về dịch vụ tư vấn và dịch vụ phi tư vấn, cũng như các hình thức đấu thầu phổ biến hiện nay. Để lựa chọn hình thức đấu thầu phù hợp, bạn cần tìm hiểu chi tiết về từng loại đấu thầu cũng như yêu cầu, điều kiện để thực hiện loại đấu thầu đó. Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết, hi vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn.
Công ty Tư vấn đầu tư Kim Cương
Để hiểu rõ dịch vụ xuất nhập khẩu là gì? Ta cần tìm hiểu xem xuất nhập khẩu là gì.
Xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa và dịch vụ được thực hiện của các chính phủ, tổ chức, cá nhân hay các chủ thể nói chung diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau (tiếng Anh gọi là import – export). Sự trao đổi đó phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về quan hệ kinh tế giữa người sản xuất và tiêu dùng, sự chuyên môn hóa trong sản xuất hay đặc thù nguồn gốc, số lượng hàng hóa dịch vụ theo vị trí địa lý.
Xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa quốc tế. Ảnh minh họa
Xuất khẩu thương mại là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ (hữu hình như hàng hóa sờ nắm, nhìn thấy được; hoặc vô hình như phần mềm, bản quyền,…) cho chủ thể nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ để tính giá trị và làm phương tiện thanh toán (là tiền của một trong hai nước hay tiền tệ của nước thứ ba – đồng tiền thanh toán quốc tế).
Ngược lại với hoạt động xuất khẩu thương mại là nhập khẩu thương mại; là việc mua hàng hóa, dịch vụ của chủ thể nước ngoài và phải thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ đó.
Trước khi xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; các chủ thể phải thực hiện thủ tục hải quan cũng như các thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định.
Dịch vụ xuất nhập khẩu là tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến ngoại thương như: ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, thủ tục hải quan, các thủ tục đăng ký – kiểm tra với các cơ quan nhà nước nói chung như: xin giấy phép xuất nhập khẩu, kiểm dịch, phun trùng, công bố, kiểm tra chất lượng, đăng kiểm, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO)… mà bên nhận dịch vụ đứng ra đảm nhận và thực hiện thay cho bên giao dịch vụ.
Dịch vụ xuất nhập khẩu với sự chuyên môn hóa của mình nhằm cung cấp cho chủ thể hàng hóa (chủ hàng) dịch vụ tốt nhất, với nghiệp vụ chuyên sâu để thực hiện các nghiệp vụ thủ tục một các nhanh nhất phù hợp với các điều ước thông lệ quốc tế cũng như các quy định của nước sở tại. Nhanh chóng hoàn tất mọi thủ tục để đưa hàng ra thế giới cũng như nhận hàng về cho doanh nghiệp nhập khẩu.
Trong bối cảnh nhu cầu trao đổi hàng hóa, xuất nhập khẩu phát triển theo hướng chuyên môn hóa hiện đại hóa, các công ty tập trung phát triển chuyên sâu vào lĩnh vực của mình để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt nhất nhằm cạnh tranh trong thế giới mở như hiện nay. Dịch vụ xuất nhập khẩu là người bạn đồng hàng cùng doanh nghiệp, chính là cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới dễ dàng, nhanh chóng và tự tin.
Dịch vụ phi tư vấn là gì? – Đây là cụm từ thường được sử dụng trong Luật đấu thầu, tuy nhiên nhiều khách hàng vẫn chưa nắm rõ về định nghĩa cũng như một số quy định liên quan.
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những thông tin liên quan đến dịch vụ phi tư vấn là gì?
Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều này (xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình), nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 8 Điều này
Định nghĩa trên căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật đấu thầu 2013.