Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô lần thứ 51 do Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức vừa được khai mạc tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Vân Hồ, Hà Nội). Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2020), triển lãm là một hoạt động thiết thực, giàu ý nghĩa của giới văn học nghệ thuật Thủ đô nói chung, giới nghệ sĩ tạo hình nói riêng.
Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô lần thứ 51 do Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức vừa được khai mạc tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Vân Hồ, Hà Nội). Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2020), triển lãm là một hoạt động thiết thực, giàu ý nghĩa của giới văn học nghệ thuật Thủ đô nói chung, giới nghệ sĩ tạo hình nói riêng.
04/11/2024 cho đến hết ngày 11/11/2024
Ngày 1/1, triển lãm “Mùa trong vườn” của 2 nữ họa sĩ Trang Thanh Hiền và Nguyễn Mỹ Ngọc khai mạc tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu). Sau nhiều lần bị hoãn bởi dịch Covid-19, triển lãm đã được trưng bày đúng ngày đầu năm mới, khởi đầu cho những hy vọng mới.
Một số tác phẩm tại triển lãm "Mùa trong vườn".
2 họa sĩ đều là giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam: Trang Thanh Hiền là giảng viên Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật còn Nguyễn Mỹ Ngọc là giảng viên Khoa Đồ họa. Nếu Trang Thanh Hiền mang đến triển lãm những tác phẩm lấy cảm hứng từ các loài hoa với chất liệu khắc gỗ, thì tranh Nguyễn Mỹ Ngọc tìm cảm hứng từ việc khắc cao-su kết hợp in độc bản. Khoảng 80 bức tranh đồ họa, với cây, lá, hoa và những người đàn bà ẩn hiện, trữ tình, nữ tính và bung nở trong sáng tạo nghệ thuật. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 12/1.
Tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, 2 triển lãm tranh cùng mở cửa vào ngày 1/1 và kéo dài đến hết 10/1. Đó là triển lãm “Chào Xuân” đầy hứng khởi của họa sĩ Nguyễn Minh Sơn. Tác giả sử dụng những gam màu bắt mắt và tươi tắn khiến cho những cảnh vật, hoa lá được khắc họa trong từng tác phẩm trở nên giàu năng lượng, căng tràn sức sống: vài tàu lá chuối vút cao đón chào những tia nắng, những ngọn lửa hồng đang nở bung trong từng tổ ấm làm cho dư âm mùa đông dường như tan chảy, các loại hoa quả và đồ dùng quen thuộc trong mỗi gia đình đều được đặc tả rất sinh động và cuốn hút.
Một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm “Chào Xuân” của họa sĩ Nguyễn Minh Sơn.
Triển lãm thứ hai là “Nhâm Dần” của họa sĩ, đạo diễn, Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Nghiêm Nhan. Lựa chọn khoảng thời gian đầu năm mới 2022 cũng là lúc bước sang tuổi 60 để triển lãm tranh, đối với tác giả còn như một cột mốc kỷ niệm đầy ý nghĩa. Giống như tên gọi, “Nhâm Dần” là một phòng tranh được tác giả vẽ toàn hổ, hổ được khắc họa ở nhiều trạng thái cung bậc cảm xúc khác nhau, mỗi bức tranh là một câu chuyện. Hổ suy tư, nhảy múa bay bổng, hổ đi từ truyền thống đến hiện đại, hổ trừu tượng, hổ siêu thực… dù vẽ gì thì nhân vật hổ ấy chính là chân dung của họa sĩ Nghiêm Nhan với niềm khao khát nồng nàn, lãng mạn.
Tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, từ nay đến hết tháng 2/2022 diễn ra triển lãm sắp đặt mang tên “Không gian ký ức số 22 Hàng Buồm”, thực hiện bởi nhóm nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn, Trần Hậu Yên Thế, Vũ Xuân Đông và kiến trúc sư Hoàng Phương. Đến với triển lãm, người xem cảm nhận được một phần sự kỳ diệu của những lớp thời gian. Các nghệ sĩ đã nhặt nhạnh, đã chắp nối những mảnh vụn của lịch sử để nó lấp lánh một vẻ đẹp tưởng như tình cờ mà đầy ngụ ý, dung dị mà sâu lắng.
Cũng tại địa điểm này còn có triển lãm thư pháp đương đại “Phiêu Diêu”, với 40 tác phẩm tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa Hà Nội-mảnh đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến. Các câu thơ chữ Nôm, các câu kinh Phật, các câu văn hóa ngôn ngữ truyền thống, thành ngữ, tục ngữ, được diễn dịch bằng âm Nôm từ lịch sử đến hiện tại được thực hiện bởi Nguyễn Quang Thắng và Phạm Văn Tuấn là những nghệ sĩ, thư pháp gia đương đại, đồng thời là cán bộ nghiên cứu Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Cả hai đã có nhiều năm nghiên cứu văn tự chữ Nôm và ứng dụng chữ Nôm vào nghệ thuật. Các tác phẩm trong triển lãm thể hiện trên giấy Dó, chất liệu thuần Việt được làm thủ công tại Yên Phong (Bắc Ninh).
Vào ngày 2/1, triển lãm “Giai điệu thiên nhiên” (Melody of Nature) sẽ khai mạc tại Không gian nghệ thuật Palm Artspace, khu đô thị Ecopark. Tại đây trưng bày tác phẩm hội họa, điêu khắc của 15 nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế, gồm: Diệp Quý Hải, Nguyễn Thế Hùng, Trần Hoàng Sơn, Trương Văn Ngọc, Lưu Bảo Trung, Vũ Minh, Nguyễn Minh, Trần Thược, Nguyễn Đức Hùng, Đặng Tuấn, Eddie Lui và Winnie Mak (Hong Kong), Roy Espinosa (Philippines), Dorothea Fleiss (Đức), Ory Annamaria (Hungary). Triển lãm mở cửa đến hết ngày 30/1.