LY HÔN CÓ PHẢI CHIA TIỀN LƯƠNG KHÔNG?
LY HÔN CÓ PHẢI CHIA TIỀN LƯƠNG KHÔNG?
Thứ nhất, tiền lương có được trong thời kì hôn nhân là tài sản chung vợ chồngCăn cứ quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.Như vậy, nếu không có thỏa thuận khác thì khoản tiền lương của bạn kể từ sau khi kết hôn là thu nhập do lao động trong thời kỳ hôn nhân mà có nên nó là tài sản chung của vợ chồng.Thứ hai, nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.Căn cứ quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này”.Như vậy, nếu hai bạn không có thỏa thuận khác, số tiền lương trên sẽ được chia đôi có tính đến các yếu tố hoàn cảnh, công sức đóng góp căn cứ quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Tìm về xóm Minh Xuân (xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) hỏi thăm nhà chị Nguyễn Thị Hà (SN 1977), người dân ai nấy cũng lắc đầu ái ngại. “Vợ chồng con cái nó có nhà cửa đâu chú, chỉ là túp lều không bằng cả cái chuồng bò thôi. Khổ lắm!”, một bà cụ đầu xóm lắc đầu thở dài rồi dẫn phóng viên đến nhà mẹ con chị Hà. Nhiều ngày qua, người dân ở đây càng xót xa khi đứa con trai đầu lòng của chị Hà học giỏi nhưng vì nhà quá nghèo nên đang đứng trước nỗi lo phải từ bỏ giấc mơ vào đại học.
Mẹ con chị Nguyễn Thị Hà tâm sự với PV.
Quả thật, dù đã được giới thiệu qua về hoàn cảnh của gia đình này nhưng khi đứng trước túp lều, chúng tôi không khỏi xót xa. Một căn lều không thể rách nát hơn được nữa, bốn bên che tạm bằng phên nứa đã mục nát, nằm dưới gốc cây cổ thụ khuất thỏm giữa những căn nhà khác.
Chị Hà cho biết mỗi khi trời mưa, căn lều này bị ngập lụt mọi người lúc đó phải đi ở nhờ nhà hàng xóm, đến lúc tạnh mưa lại trở về.
Trong căn lều, chị Hà ngồi sụt sùi khi nhắc đến chuyện học hành của hai đứa con. Cả căn lều ngoài chiếc ti-vi cũ thì chẳng còn vật dụng gì đáng giá. Một chiếc giường đầy mùi ẩm ướt choán gần hết diện tích. Một cái bếp liền kề còn tệ hơn cả lán dã chiến với nền đất đầy bùn lầy. Chị Hà tìm mãi cũng không đủ ghế cho 3 người đến thăm.
Chị kể, gần hai mươi năm trước, chị cùng anh Nguyễn Văn Tình (SN 1975) kết hôn trong cảnh nghèo khó. Thế rồi hai đứa con, một trai một gái lần lượt ra đời. Hai vợ chồng trẻ chạy vạy khắp nơi, ai thuê gì làm nấy, chắt chiu từng đồng bạc lẻ để nuôi con. Nhưng bất hạnh giáng xuống khi anh Tình đổ bệnh, sức khỏe suy kiệt. Anh Tình được bác sỹ chẩn đoán suy gan nặng, tiểu đường, không còn sức lao động trong nhiều năm qua. Một mình chị Hà nai lưng làm đủ việc để kiếm tiền nuôi hai con học hành.
Video: Thương lắm cậu học trò nghèo không có tiền đi học.
"Con càng ham học, mẹ càng thêm tủi vì thương con"
Tâm sự cùng PV, chị Hà bảo tuy nhà nghèo đói quanh năm thiếu ăn nhưng hai con chị lại rất chăm học và học rất giỏi. Con cái càng ham học, chị càng thêm buồn tủi vì thương con không biết có nuôi các cháu theo học hết đại học nữa không. Suốt 12 năm học, cậu con trai đầu Nguyễn Ngọc Hưng (SN 1997) đều học rất giỏi, 12 năm là học sinh tiên tiến.
“Trong 12 năm học, dù gia đình khó khăn, không đủ điều kiện chu cấp cho con trong quá trình đi học, nhưng năm nào cu Hưng cũng là học sinh tiên tiến, xuất sắc của trường, của lớp. Ngoài việc học, mỗi khi tan trường Hưng đều về nhà phụ giúp công việc trong gia đình, thậm chí hai ngày thứ 7 và chủ nhật cháu Hưng đều đi làm thêm để kiếm tiền ăn học... Khi tôi đi làm xa, ngoài việc học cháu còn lo thuốc thang cho bố, cơm nước cho em gái hàng ngày. Nhìn con, tôi thương lắm, nhưng vì gia đình nghèo quá nhiều đêm chỉ biết nằm khóc...”, chị Hà sụt sùi. Chị chia sẻ thêm: “Thương nó lắm, nhưng giờ gia đình không có tiền chắc nó phải nghỉ học thôi”.
Chia sẻ với phóng viên, Hưng cho biết trong kỳ thi vừa rồi, em được 20 điểm (cộng 1,5 điểm ưu tiên thì tổng điểm là 21,5). Hưng đã nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành Kỹ thuật xây dựng công trình (khoa Xây dựng - Trường Đại học Vinh) và chính thức đỗ đại học (trong khi đó điểm chuẩn của ngành mà Hưng nộp hồ sơ là 15 điểm)
“Em chọn và nộp hồ sơ vào Trường Đại học Vinh vì muốn được học gần nhà chứ đi xa cha mẹ làm gì có tiền. Mà học ở Vinh cũng đắt đỏ lắm, không biết em có được đi học hay không nữa”, Hưng buồn tủi nói.
Hưng bảo: Rất muốn tiếp tục học, nhưng gia đình nghèo quá chưa biết thế nào.
Hàng ngày sau mỗi giờ học, Hưng đều tranh thủ làm thêm giúp mẹ và đỡ đần em gái. Em chắt chiu từng đồng mua sách, vở. Nhưng để vào đại học cần một khoản tiền rất lớn, em biết bố mẹ mình sẽ không thể kham nổi.
Trong căn lều rách nát, người mẹ nghèo thương con ham học nhưng nhà lại không có tiền, nước mắt chị rỉ hai khóe theo từng tiếng nấc.
“Thấy bạn bè của con háo hức chọn trường, chọn ngành rồi chuẩn bị đồ đạc đi nhập học khắp nơi, tôi tủi lắm. Mỗi lần đi làm về, thấy con trai ngồi bần thần trong lều, tôi không cầm được nước mắt. Mỗi ngày tôi làm được ít chục ngàn chỉ đủ nuôi con qua ngày, nợ nần khắp nơi tiền lãi còn không đủ trả. Thương con lắm nhưng tôi đành có lỗi với con thôi!”, chị Hà òa khóc.
Bà Đinh Thị Kim Châu - Phó Chủ tịch UBND xã Minh Hợp cho biết: “Lâu nay, xã cũng có nắm bắt được hoàn cảnh gia đình cháu Hưng và được biết cháu Hưng là một tấm gương sáng nỗ lực vượt khó học giỏi. Hiện nay, chính quyền đang nỗ lực hết sức để động viên gia đình. Hi vọng có những tấm lòng hảo tâm thương đến hoàn cảnh của cháu mà động viên, giúp đỡ để cháu không lỡ mất ước mơ giảng đường”.
Công ty trả tiền hiệu quả làm việc cho người lao động theo kết quả đạt được từ KPI (chỉ số đo lường hiệu suất công việc). Khoản này thanh toán vào hàng quý, vậy có được xem là khoản tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) không? (Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh, quận Bình Thạnh, TPHCM)
Bà NGUYỄN THỊ THU, Phó Giám đốc BHXH TPHCM: Theo Thông tư số 47/2015 của Bộ LĐTB-XH thì các khoản không tính làm căn cứ đóng BHXH bao gồm: Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động; các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ, hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
Thực hiện theo quy định trên, tiền hiệu quả làm việc theo kết quả đạt được từ KPI cho cán bộ nhân viên, thanh toán vào mỗi quý, nếu không xác định được mức tiền cụ thể và không trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thì không thuộc khoản phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Hiện nay mức lương đóng BHXH được thỏa thuận và ghi trên hợp đồng lao động, còn doanh nghiệp trả lương theo KPI xét trên hiệu quả công việc. Do đó, nếu hiệu quả không đạt thì lương sẽ thấp hơn mức đóng ghi trên hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đóng BHXH như thế nào? (Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn - Cholimex)
Điều 23 Bộ luật Lao động 2012 quy định, một trong những nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng lao động là mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Căn cứ Điều 30 Thông tư 59/2015 về tiền lương tháng BHXH bắt buộc thì các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định 05/2015.
Như vậy, trong hợp đồng lao động phải nêu rõ mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Do đó, tiền hiệu quả làm việc theo kết quả đạt được từ KPI được ghi trong hợp đồng lao động là phụ cấp lương hoặc khoản bổ sung. Khoản tiền theo hiệu quả công việc này nếu không xác định được mức tiền cụ thể và không trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thì không thuộc khoản phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.