Thảo Dược Và Thảo Mộc

Thảo Dược Và Thảo Mộc

GIỚI THIỆU Câu chuyện của chúng tôi Thảo dược Mộc Can – Tinh hoa Thảo dược Việt

GIỚI THIỆU Câu chuyện của chúng tôi Thảo dược Mộc Can – Tinh hoa Thảo dược Việt

Trà Hoa - Thảo Dược Sấy Lạnh - Canh Dưỡng Nhan

Trong năm 1998, dân chúng Hoa Kỳ tiêu hơn 4 tỷ mỹ kim để mua các lọai dược thảo. Từ năm 1990 tới 1997, số người dùng dược thảo tăng 380%, số người đi khám bác sĩ giảm, mà số người đi khám bệnh thầy thuốc không chính thống lại tăng.

Dược thảo được bầy bán khắp nơi, ngay cả trong tiệm chuyên bán âu dược. Những môn thuốc cuả Mẹ Thiên Nhiên như lá, củ, rễ, vỏ, hoa v.v... đã mau chóng trở nên phương tiện trị liệu ưa thích của người dân. Họ mua dùng để chữa các bệnh như cảm cúm, đau nhức, tiểu đường, tới bệnh trầm trọng hơn như ung thư các loại, tê liệt tứ chi.

Biết bao nhiêu người đang dùng St. Jolhn Wort để chữa trầm cảm; ginkgo biloba để trì hoãn sự hóa già, sa sút trí nhớ; melatonin cho rối loạn giấc ngủ do chệch múi giờ; saw palmetto cho ung thư nhiếp hộ tuyến; lá đu đủ cho ung thư gan; sừng tê giác cho ung thư đường ruột; mã hoàng ephedra để giảm nghẹt mũi.

Theo cơ quan Y Tế Quốc Tế, hiện có trên 4 tỉ ( 67% dân số ) người dùng dược thảo trên thế giới. Kỹ nghệ chế biến dược thảo, bốc thuốc, hiện rất phát triển, thịnh vượng, thu vào 12 tỉ mỹ kim trong năm 1998.

Để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi cuả dân chúng, chính quyền cũng đã bắt đầu lưu ý, dành ngân khoản, lập cơ quan nghiên cứu công dụng và an toàn cuả dược thảo.

Theo định nghĩa của cơ quan Y tế Thế giới, một sản phẩm được coi là dược thảo khi thành phần chủ động gồm một bộ phận của thảo mộc nằm trên không hay dưới đất, trong hình dạng nguyên thủy hay được chế biến. Khi có pha lẫn hoá hay khoáng chất thì thuốc không còn là dược thảo nữa.

Dược thảo đã giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người từ nhiều ngàn năm, nhất là ở các quốc gia đang mở mang..

Ở Việt Nam ta, các vị lương y ( cụ Lang, Đông Y sĩ ) đã sử dụng dược thảo từ thời lập quốc với hai loại thuốc: thuốc Bắc, cây cỏ nhập từ Trung Hoa, thuốc Nam dùng cây cỏ thổ sản quốc gia, trong những bài thuốc gia truyền, theo kinh nghiệm qua nhiều thế hệ.

Các vị danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đã để lại những tác phẩm đông y giá trị. Bộ sách Nam Dược Thần Hiệu của Tuệ Tĩnh viết vào thế kỷ 17 liệt kê trên năm trăm vị thuốc có gốc thảo mộc và động vật và ông chữa bệnh theo phương châm “ thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt ”.

Mới đây, ở Hà Nội, Giáo sư Đỗ Tất Lợi tái bản bộ sách “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ” với trên 800 vị thuốc, cây thuốc được phân tích. Dược Sĩ Lợi, trên 90 tuổi, được đào tạo về Tây Y dược, nhưng đã dành trọn đời nghiên cứu, bảo tồn, truyền bá y dược học cổ truyền Việt Nam.

Tại Trung Hoa, dược thảo được ghi nhận từ năm 168 Trước Thiên Chúa, rất phổ thông và đang được hệ thống hóa. Năm 1977, quốc gia này đã xuất bản một dược thư gồm trên 5.000 dược thảo.

Dược thảo du nhập Nhật Bản năm 411 sau TC qua ngả Triều Tiên và nền y học thảo dược rất phát triển và đáng tin cậy.

Ai Cập đã tìm ra tài liệu cho thấy dược thảo được dùng từ năm 2000 trước TC. La Mã - Hi Lạp đã dùng dược thảo từ thời Aristole, và sách dược thảo cuả Dioscorides viết vào thế kỷ thứ nhất sau TC có ghi trên 600 vị thuốc cỏ cây.

Nền y học Ayurvedic Ấn Độ cũng dùng dược thảo từ trên năm ngàn năm để hỗ trợ việc trị bệnh và phòng bệnh do sự mất thăng bằng cuả tâm thần.

Ở Pháp, nhất là Đức, các bác sĩ y khoa biên toa âu dược chung với dược thảo. Tại Đức, một ủy ban gồm nhiều bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia về chất độc đã hoàn thành một tài liệu với trên 400 chuyên đề tả công dụng, tác dụng phụ, phân lượng của nhiều dược thảo. Bên Anh, một công trình tương tự cũng đã được hoàn tất.

Bên Mỹ, dược thảo rất thông dụng với thổ dân bản xứ. Năm 1716, nhà thám hiểm Pháp Lafitau đã tìm ra sâm Mỹ ở vùng New World. Hiện nay sâm là tài nguyên xuất cảng quan trọng của Hoa Kỳ. Cơ quan The American Botanical Council, Austin-Texas, dựa vào hai công trình của Đức và Anh, đã soạn thảo một tài liệu nói về 26 dược thảo thông dụng.

Với cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ ( FDA ) thì dược thảo được xếp hạng như thực phẩm phụ, được bầy bán không cần thử nghiệm, nghiên cứu như âu dược, mặc dù dược thảo có tính cách trị bệnh và cũng có tác dụng phụ. Dược thảo không được quảng cáo là có công dụng trị bệnh mà chỉ được nói chung chung về ích lợi của sản phẩm, thí dụ thuốc làm lợi tiểu tiện, bổ gan, tăng cường miễn nhiễm...

Khi thuốc bị coi là không an toàn thì cơ quan này sẽ không cho bầy bán.

Đa số dược thảo hiện có trên thị trường đều được sản xuất theo kinh nghiệm đã dùng hay dựa vào những bài thuốc được lưu truyền trong giòng họ và được coi như đáng tin cậy. Vì dược thảo không được cơ quan FDA cấp bằng đặc quyền chế tạo, nên các nhà sản xuất không chịu bỏ vốn cho chi phí nghiên cứu khoa học như âu dược.

Mấy năm gần đây, viện National Institutes of Health, Hoa Kỳ, đã thành lập một trung tâm nghiên cứu về dược thảo cũng như các phương tiện trị liệu không chính thống, và đã dành một ngân khoản là 50 triệu trong tài khóa 1999 cho việc nghiên cứu này. Đó là do áp lực của người tiêu thụ dược thảo mồi ngày một tăng, vì nhiều lý do như: âu dược quá đắt, đôi khi không công hiệu, mà lại có nhiều tác dụng độc hại, không muốn; dân chúng thích dược thảo có nguồn gốc trực tiếp từ cây cỏ hơn là âu dược hóa chất; bất bình với nhóm tài phiệt bao thầu quản trị y tế giới hạn việc sử dụng tây y để kiếm nhiều lợi nhuận..

Trước khi nghĩ tới việc dùng dược thảo để trị bệnh, tưởng cũng nên tìm hiểu một vài dữ kiện về loại thuốc này:

Ý kiến chung coi dược thảo an toàn hơn âu dược, ít gây chứng bệnh phụ và rất ít khi gây tai nạn tử vong.

Tuy nhiên dược thảo vẫn là một loại thuốc, khi dùng ta cần cẩn thận, không nên nghĩ vì nó là cây thiên nhiên thì không có hại. Cam thảo ( licorice ) là một trong những thuốc cây cỏ dùng nhiều nhất trên khắp thế giới để chữa bệnh lở bao tử, ho, suyễn, nhưng nếu dùng lâu ngày, có thể gây cao huyết áp, nhức đầu, mệt mỏi. Khi mới dùng lần đầu, nên dùng với phân lượng nhỏ rồi tăng dần cho tới liều chỉ dẫn bởi nhà sản xuất. Một thí dụ khác là cà phê, một loại họ thảo ta dùng mỗi buổi sáng để nâng cao tinh thần. Nếu uống hai ly mỗi sáng thì có tác dụng tốt như ý muốn, năm ly là có nhức đầu, nóng nẩy, 15 ly thì bắt đầu thấy ù tai, chóng mặt.

Dược thảo bán trên thị trường không được thử nghiệm về sự tinh khiết và hiệu nghiệm, nên đôi khi có lẫn chất không cần như phấn hoa, phấn lá...và có thể gây dị ứng.

Các nhà sản xuất cũng như hơn 4 tỉ người đang dùng dược thảo đều cho là thuốc công hiệu trong việc trị bệnh và ngừa bệnh. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học hỗ trợ ý kiến này.

Có điều là tác dụng của dược thảo thường từ từ, nhẹ nhàng, cần thời gian lâu để có hiệu qủa, do đó tốt trong việc phòng bệnh.

Dược thảo, với nhiều chất thuốc khác nhau, có tác dụng vào nhiều bộ phận cơ thể hơn là âu dược, với một dược chất, tác dụng vào một bệnh chỉ định.

Dược thảo thường không đủ mạnh để trị cấp cứu, nhất là các bệnh do vi khuẩn gây ra, nên thuốc kháng sinh vẫn là thuốc căn bản.

Thường thường cỏ cây gây ghiền như cây thuốc phiện, cần sa... không được phép bán công khai tại tiệm thuốc âu dược hay tiệm thuốc thiên nhiên. Dược thảo không có kích thích tố hay chất chống viêm steroid, nhưng một vài dược thảo có tác dụng hỗ trợ sự tiết các chất này trong cơ thể.

Theo các nhà sản xuất, thì dược thảo đều do cây cỏ được trồng trong môi trường có kiểm soát, đôi khi không dùng hoá chất diệt sâu bọ, cỏ dại hoặc phân bón nên phẩm chất tốt, thiên nhiên. Nhiều khi cây cỏ mọc hoang cũng được dùng để chế thành thuốc.

Như đã nói ở trên, nhà sản xuất không cần chứng minh sự an toàn và công hiệu của dược thảo khi tung ra thị trường, mà chỉ khi nào có chuyện xẩy ra thì thuốc đó mới bị bỏ đi. Tiêu chuẩn bào chế của mỗi nhà sản xuất đều khác nhau, nên tỷ lệ dược liệu đều thay đổi. Tỷ lệ này cũng thay đổi tuỳ theo cây cỏ được trồng ở địa dư nào, được hái vào mùa nào, được tồn trữ ra sao và phần nào ( rễ, thân hay lá ) của cây được xử dụng để chế thuốc.

Những điều này gây khó khăn không ít cho người tiêu thụ khi mua thuốc. Vì thế các nhà sản xuất đã tổ hợp với nhau để thống nhất bào chế. Hiện có hai tổ hợp lớn: American Herbal Products Association và National Nutritional Foods Association.

Khi mua, nên lựa sản phẩm do sự liên kết với các công ty ở Âu châu, vì thường thường họ có cơ sở nghiên cứu đầy đủ về phân lượng, tinh khiết và công hiệu. Cũng nên lựa sản phẩm cũng có nhãn hiệu với chỉ dẫn cách dùng, tác dụng phụ, loại cây cỏ, ngày hết hạn.

Tại Hoa Kỳ,Tây y được xây dựng trên căn bản sinh hóa học hiện đại. Cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm, với nhiệm vụ điều hợp thực dược phẩm, bảo vệ sức khoẻ con người, thường nhìn dược thảo với con mắt dè dặt, nghiêm khắc. Họ cho là dược thảo không có công dụng trị liệu và nguy hiểm.

Một luật gia than phiền là hiện giờ có hai chế độ dược phẩm: một chế độ muốn được bầy bán phải chứng minh có công hiệu trị liệu và tuân theo luật lệ; chế độ kia được bán tự do, không cần kê khai giá trị.

Bác sĩ Marcia Angel, Chủ bút tập san Y học uy tín New England Journal of Medecine khẩn khoản kêu nài dân chúng đừng tự chữa bệnh, tự dùng dược thảo vì thuốc có nhiều thành phần không khai báo được pha thêm vào như chì, thạch tín, rất nguy hiểm.

Còn giáo sư dược khoa nổi danh Varro Tyler cho là sự nghiên cứu về dược thảo của các quốc gia Âu Châu rất đáng tin cậy, tuy nhiên, độc tính dài hạn của thuốc cần được theo dõi, tác dụng phụ có hại thường được che dấu, giảm thiểu.

Dù vậy, dược thảo vẫn được người dân tiêu thụ, vì niềm tin có bệnh thì vái tứ phương, vì có ngay khi cần, không phải mất công lấy hẹn, ngồi chờ bác sĩ, cũng như khi gặp trọng bệnh mà Tây Y bó tay. Tuy nhiên cũng nên lưu ý mấy điều để tránh chuyện chẳng lành:

1- Thông báo cho bác sĩ nếu đang dùng dược thảo để tránh tác dụng không tốt giữa âu dược và thuốc cỏ cây. Không dùng ginkgo biloba (bạch quả ) với thuốc trị đau nhức Aspirin, thuốc ngừa tai biến não Ticlid, Persantine; âu dược trị trầm cảm với St John Wort...

2- Không dùng dược thảo khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, không cho con nhỏ dùng dược thảo vì ở trẻ em và thai nhi, gan chưa đủ sức vô hiệu hóa độc chất cuả dược thảo. Xin đan cử một thí dụ: khi uống một ly cà phê, người lớn chỉ cần 5 giờ để loại khỏi cơ thể mà con nít cần đến cả 80 giờ.

3- Tuy dược thảo có nguồn gốc thiên nhiên nhưng không thiên nhiên với cơ thể con người. Cho nên thuốc có thể gây bất lợi khi dùng, nhất là vì thiếu kiểm soát nên thành phần không thống nhất, phẩm chất không tinh khiết, đôi khi pha lẫn chất có hại cho cơ thể.

4- Không nên dùng dược thảo quá dăm tuần lễ vì an toàn dùng dài hạn chưa được chứng minh, cũng như không dùng quá nhiều vì nguy cơ gây độc cho gan và thận. Cũng không nên dùng nhiều dược thảo khác nhau một lúc vì tác dụng tương phản của thuốc.

5- Dược thảo cũng có tác dụng phụ như bạch qủa gây xuất huyết; mã hoàng (ephedra ) gây tăng huyết áp, nhức đầu, rối loạn nhịp tim; St John wort làm chóng mặt, mệt mỏi khô miệng , mất định hướng...

Và cuối cùng là không nên quá tin tưởng ở lời quảng cáo, giới thiệu của nhà sản xuất vì những lời này không được cơ quan trách nhiệm xác định giá trị, đồng thời cũng nên tìm hiểu về đặc tính trị liệu của loại dược thảo đang dùng.

Những kinh nghiệm quý báu đó đã được truyền lại từ đời này qua đời khác dưới hình thức truyền miệng dân gian hoặc trong những trang sách cổ. Cho đến nay, thảo mộc vẫn tiếp tục được lựa chọn để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp không những ở các nước đang phát triển mà còn ở những quốc gia hiện đại bởi hiệu quả và sự an toàn đã được kiểm chứng lâu đời.

Trước công nguyên (TCN), loài người đã ghi lại nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng thảo mộc dựa theo kinh nghiệm và sự quan sát học hỏi từ thiên nhiên. Tấm đất sét 5.000 năm tuổi của người Sumer từ Nagpur chính là bằng chứng lâu đời nhất về việc sử dụng thuốc từ thảo mộc được tìm thấy trên thế giới, trong đó có chép 12 công thức chế biến thuốc liên quan tới hơn 250 loại cây khác nhau, một số loại có chứa alkaloid như cây anh túc, kỳ nham và mandrake.

Khoảng 2.500 năm TCN, Hoàng đế Thần Nông - Trung Quốc viết cuốn sách về 365 loại thảo mộc (phần rễ và toàn cây khô) mang tên Thần Nông bản thảo kinh. Cuốn sách viết về nhiều loại thuốc được sử dụng tới giờ như: đại hoàng, long não, trà, nhựa Podophyllum, gừng hạt vàng, nhân sâm, cà độc dược, vỏ cây quế và ma hoàng.

Trong lịch sử cổ đại, tác giả nổi tiếng nhất về thuốc dược liệu là Dioscorides. Ông là bác sĩ và dược sĩ của quân đội Nero, người đã tiến hành nghiên cứu cây thuốc ở bất cứ nơi nào ông hành quân qua. Khoảng năm 77, ông đã viết tác phẩm De Materia Medica. Tác phẩm này được dịch nhiều lần và cung cấp nhiều thông tin cơ bản quan trọng về các cây thuốc được sử dụng cho đến cuối thời Trung cổ và Phục hưng. Trong tổng số 944 thuốc được nhắc tới có 657 thuốc bắt nguồn từ thực vật, được mô tả về đặc điểm hình thái, nơi trồng, cách thức thu hái, chế biến và tác dụng điều trị với các dạng cơ bản, đơn giản như ngâm, hãm, sắc thì vào thời Trung cổ và đặc biệt trong thế kỷ XVI-XVIII, nhu cầu về các loại thuốc phối hợp ngày càng tăng. Thời đó, thuốc được sản xuất từ một số cây thuốc, động vật và khoáng vật quý hiếm được bán với giá rất cao.

Đầu thế kỷ XIX là một bước ngoặt đáng kể trong việc nghiên cứu và sử dụng cây thuốc. Việc tìm ra và chiết tách được các alkaloid từ cây anh túc (1806), ipecacuanha (1817), mã tiền (1817), ký ninh (1820), lựu (1878)…, sau đó là chiết xuất glycosides đã đánh dấu sự khởi đầu của ngành khoa học dược. Với việc phát triển hoàn thiện các phương pháp hóa học, các hoạt chất khác từ thực vật cũng được tìm thấy như tanin, saponosides, dầu etheric, vitamin, hormon...

Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, thuốc từ thảo dược có nguy cơ bị loại bỏ khỏi các thuốc trị liệu. Nhiều tác giả cho rằng thuốc thảo dược có tác dụng không ổn định do bị phá hủy bởi enzym và phụ thuộc vào quá trình sấy cây thuốc. Tuy nhiên, sau đó, các phương pháp ổn định cho cây thuốc tươi đã được đưa ra, đặc biệt là những cây có thành phần thuốc không bền. Bên cạnh đó, nhiều nỗ lực đã được đầu tư để nghiên cứu điều kiện nhằm canh tác cây thuốc, chiết xuất, sản xuất, đồng thời giúp hiện đại hóa và ổn định chất lượng các sản phẩm thuốc từ thảo dược.