Bộ luật lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2021, vấn đề Luật lao động về nghỉ việc hay việc chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động có thêm nhiều điểm mới đáng chú ý.
Bộ luật lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2021, vấn đề Luật lao động về nghỉ việc hay việc chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động có thêm nhiều điểm mới đáng chú ý.
Trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 46, Bộ luật lao động 2019. Đối với người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34, Bộ luật lao động này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên. Mức trợ cấp thôi việc được tính như sau:
Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH và trường hợp quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 36 của Bộ luật này.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Căn cứ theo quy định tại Điều 47, Bộ luật lao động 2019 trợ cấp mất việc làm được quy định: Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Khoản 11, Điều 34 của Bộ luật này. Mức trợ cấp mất việc được tính như sau:
Cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo bộ luật lao động mới mức hưởng được tính tương tự như cách tính tại Bộ luật lao động cũ. Người lao động khi nghỉ việc cần nắm được điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc để đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình.
Trên là luật lao động về nghỉ việc mà doanh nghiệp và người lao động cần nắm được để đảm bảo chủ động trong công việc. Người lao động khi tham gia BHXH quý doanh nghiệp vui lòng truy cập địa chỉ website: https://ebh.vn để có thể tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến các chế độ của và cập nhật những quy định mới nhất.
Bộ luật Lao động 2019 - quy định rõ về thời gian nghỉ trong giờ làm việc nhằm đảm bảo sức khỏe, tăng cường hiệu suất và giúp người lao động có thời gian phục hồi trong suốt ca làm...
1. Quy định về thời gian nghỉ trong giờ làm việc theo luật lao động
Căn cứ Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời gian nghỉ trong giờ làm việc như sau:
(i) Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động 2019 từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
(ii) Ngoài thời gian nghỉ quy định tại mục (i) người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
Tóm lại, thời gian nghỉ trong giờ làm việc đối với người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong ngày được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục; nếu làm việc ban đêm, được nghỉ ít nhất 45 phút. Với ca làm việc liên tục từ 6 giờ trở lên, thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
- Trường hợp người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác (theo Điều 110 Bộ luật Lao động 2019).
- Đối với các công việc có tính chất đặc biệt sẽ do các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật Lao động 2019. Các công việc có tính chất đặc biệt bao gồm:
(i) Thăm dò, khai thác dầu khí trên biển.
(iii) Trong lĩnh vực công nghệ.
(iv) Sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân.
(v) Ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần.
(vi) Tin học, công nghệ tin học.
(vii) Nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến.
(xi) Công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.
(xii) Công việc phải thường trực 24/24 giờ.
(xiii) Các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
(Theo Điều 116 Bộ luật Lao động 2019)
Quy định về thời gian nghỉ trong giờ làm việc theo luật lao động (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
2. Điều kiện để công ty được sử dụng người lao động làm thêm giờ
Căn cứ khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, công ty được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ 03 yêu cầu sau đây:
(i) Phải được sự đồng ý của người lao động.
(ii) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng.
(iii) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại Mục 3.
3. Các trường hợp được làm thêm quá 300 giờ/năm
Căn cứ khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, công ty được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
(i) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản.
(ii) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước.
(iii) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời.
(iv) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất.
(v) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
H. Thủy (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/)
Theo quy định của bộ luật lao động cũ (Bộ luật lao động 2012) người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn phải báo trước cho người sử dụng lao động (Điều 37, Bộ luật Lao động năm 2012). Thời gian báo trước ít nhất là 3 ngày, 30 ngày hoặc 45 ngày tùy từng loại hợp đồng lao động được ký kết giữa hai bên.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 43, Bộ luật Lao động 2012, trường hợp người lao động không báo trước cho người sử dụng lao động về thời gian nghỉ việc trái pháp luật sẽ phải bồi thường theo quy định và không được trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, trường hợp người lao động trong thời gian thử việc (Theo điều 29, Bộ luật lao động 2012) thì không phải bồi thường.
Khi bộ luật lao động 2019 chính thức có hiệu lực từ 1/1/2021, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và nghỉ việc mà không cần phải chịu trách nhiệm hay bồi thường.
7 trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Cụ thể, căn cứ theo Khoản 2, Điều 35, Bộ luật Lao động năm 2019 có 7 trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước như sau:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy theo luật mới khi nghỉ việc người lao động đã được bảo vệ quyền lợi cao hơn so với luật cũ.