Review phim tình cảm Thái Lan Nàng Thicha: Baifern Pimchanok lại tiếp tục gây bão
Review phim tình cảm Thái Lan Nàng Thicha: Baifern Pimchanok lại tiếp tục gây bão
Phải nói rằng các bộ truyện của Phỉ Ngã Tư Tồn mà chuyển thể thành phim cứ bị làm sao ấy. Bộ nào cùa má Phỉ trước giờ G chuẩn bị công chiếu đều có vấn đề hoãn chiếu hoặc kéo dài thời gian làm phim. Bộ Đông Cung này cũng y như vậy, phải nói cái bộ này bị hoãn liên tục.
Lần đầu thông báo truyện sẽ được chuyển thể từ tháng 7/2016 sau đó tận tới tháng 8/2017 mới chính thức khai máy cảnh quay đầu tiên và sau 9 tháng trailer đầu tiên của bộ phim được giới thiệu (vào tháng 5/2018). Phải nói hời điểm đó, các diễn đàn, hội nhóm đều cho rằng Đông cung sẽ lên sóng vào tháng 8/2018. Tuy nhiên, nhiều tháng trôi qua mà bộ phim vẫn mất hút không thấy tập nào. =)))
Và đây, cuối cùng tới tháng 12/2018, Đông cung liên tục tung trailer hoành tráng + poster mới và thả thính con dân rằng ngày phát sóng vào 12/12. Tuy nhiên, lại một lần nữa, Đông Cung của má Phỉ tiếp tục 'ngược tâm' khán giả khi quyết định hủy lịch vào phút thứ 89 trước sự ngỡ ngàng của rất nhiều người rằng sẽ phát sóng vào cuối tháng 1/2019
Có thể nói, đây là bộ phim truyền hình công bố hủy lịch phát sóng sớm nhất trong lịch sử, buổi sáng mới ấn định lịch phát sóng, buổi tối đã hủy. Lật mặt nhanh thế chứ lại. =)))
Hiện tại phim cũng công chiếu khá đều, mỗi ngày 2 tập và xem cũng khá là ra gì đấy. Lúc đầu khi xem trailer nam chính Trần Tinh Húc trong vai Lý Thừa Ngân - Cố Tiểu Ngũ và Bành Tiểu Nhiễm trong vai Tiểu Phong bị chê tơi tả (thấy phim nào chả chê. =)))) nhưng khi phim đã công chiếu, Thấy tạo hình đẹp mà. Mỗi Tội phim bị cắt khá nhiều tình tiết truyện (phim nào cũng thế) nhưng đáng để xem đó.
Nói tóm lại là phim khá hay và ra gì. Bỏ công chờ đợi đó nên là mọi người xem đi nhé. Còn nếu ai muốn đọc lại truyện thì 1 là kéo lên để nhấp vào link. 2 là đọc lại văn án và review truyện ở dưới nhé. ^^
Ba năm trước, Tiểu Phong là công chúa của Tây Lương. Giống như tên gọi, nàng tự do bay lượn trên thảo nguyên rộng lớn. Phụ nữ Tây Lương luôn hấp dẫn người khác bởi sự khoáng đạt, thẳng thắn của họ. Trong đó có Cố Tiểu Ngũ – chàng thương nhân bán chè người Trung Nguyên. Hai người nhanh chóng nảy sinh tình cảm. Thế nhưng ngay trong đêm thành thân, Cố Tiểu Ngũ đã lột mặt nạ, trở lại làm Thái tử Trung Nguyên. Hắn thảm sát đồng bào, giết chết người thân của nàng, bức tử mẹ và ông ngoại nàng. Trong cái ngày định mệnh đó, Cố Tiểu Ngũ mà nàng hằng yêu thương đã vĩnh viễn chết đi. Trên cõi đời này, chỉ còn lại người mà nàng hận nhất – Thái tử Trung Nguyên Lý Thừa Ngân. Nàng hận hắn vì giết cha mẹ, đồng bào của nàng. Nhưng có lẽ nàng còn hận bản thân mình hơn khi đã yêu hắn. Quá tuyệt vọng, Tiểu Phong trầm mình xuống dòng sông Quên. Cả đời này của nàng chỉ âm ỉ nỗi đau thù hận. “Muôn đời muôn kiếp, rồi mãi mãi về sau ta sẽ quên được chàng!” Ngờ đâu, nàng quên, Lý Thừa Ngân cũng quên cùng nàng. Hắn nhảy xuống sông Quên theo nàng.
“Nước sông Quên, đặng quên tình...”
Dòng sông ngàn năm vẫn chầm chậm chảy không biết đã mang theo bao đau thương, bao tuyệt vọng của con người?
Vào ngày hôm ấy, Lý Thừa Ngân và nàng được cứu, nhưng cả hai cùng bị mất trí nhớ. Ba năm sau, hắn là Thái tử Trung Nguyên nổi tiếng tài giỏi, lạnh lùng. Nàng là Tiểu Phong – Thái tử phi đến từ Tây Lương quốc. Thời gian đầu, hai người vô cùng ghét nhau. Hắn luôn tìm cách mắng nhiếc nàng, không cho nàng lại gần ái phi Triệu Lương Đệ. Nàng cũng chả thèm quan tâm đến hắn. Cái nàng muốn không phải là cuộc sống bó hẹp chốn cung đình, nàng muốn được trở lại làm cơn gió tự do bay lượn trên thảo nguyên. Chính vì vậy, nàng thường hay trốn mọi người ra ngoài cung chơi. Trong ba năm gần gũi, Tiểu Phong dần nảy sinh tình cảm với Lý Thừa Ngân và một lần nữa rơi vào vòng xoáy yêu hận.
Đông Cung được coi là một trong những đại diện xuất sắc nhất của mảng ngôn tình cổ đại ngược. Cuốn sách đã gieo sự buồn thương, nuối tiếc và dằn vặt cho nhân vật lẫn độc giả. Quá khứ và hiện tại đan xen với nhau, giằng co độc giả trong những tâm tình thổn thức. Quá khứ có một tình yêu đẹp, nơi Cố Tiểu Ngũ sẵn sàng bắt một trăm con đom đóm cho Tiểu Phong. Còn hiện tại thì khốc liệt, nơi Lý Thừa Ngân toan tính dùng Tiểu Phong như một quân cờ.
Đọc xong Đông Cung, độc giả thường tự hỏi: “Liệu Lý Thừa Ngân có yêu Tiểu Phong hay không?” Theo tôi là có. Ba năm trước, hắn đã yêu Tiểu Phong khi còn là chàng trai bán chè. Và hiện tại là Lý Thừa Ngân, hắn vẫn yêu nàng lần nữa. Nhưng cách yêu của hắn cũng thật khắc nghiệt. Hắn tỏ ra khinh ghét Tiểu Phong để mọi người không chú ý đến nàng. Hắn bảo nàng không được lại gần Triệu Lương Đệ, thực chất là sợ cô ta sẽ hại nàng. Mỗi lần nàng ra ngoài cung chơi gặp chuyện đều được Bùi Tướng quân ra tay cứu giúp. Bùi Tướng quân bận trăm công nghìn việc sao có thể trùng hợp gặp nàng nhiều lần như vậy? Âu cũng là do Lý Thừa Ngân dàn xếp. Hắn có tình yêu. Nhưng hắn còn có nhiều hơn là lòng thù hận, sự toan tính. Được nuôi dưỡng trong cung, có thể trở thành Thái tử một nước, hắn tất phải có những nham hiểm độc ác, thủ đoạn khó lường. Có trách thì chỉ biết trách hắn mù quáng đi theo sự xúi giục của tâm ma.
Lý Thừa Ngân đơn giản nghĩ yêu thương rồi lừa gạt, hủy hoại rồi nâng niu, như vậy là ổn thỏa. Nàng yêu hắn nên dù hắn có làm gì nàng cũng không bao giờ rời xa hắn. Trong mọi chuyện, hắn đều tính toán đúng, nhưng trong tình cảm, hắn đã sai triệt để. Tiểu Phong yêu hắn. Nhưng nàng thà lựa chọn nhảy từ tường thành xuống còn hơn phải ở lại bên hắn. Sự hối hận của hắn, tình yêu của hắn, việc lãng quên của nàng cũng không đủ lấp đầy những hận thù chồng chéo giữa hai người.
Tiểu Phong – người con gái trong sáng ấy đã hai lần cùng yêu người nàng hận nhất. Tình yêu sao có thể lớn hơn mối thù của dân tộc. Yêu đan xen hận. Hận nhưng càng yêu. Những đau khổ, bi ai của nàng không ai thấu. Còn sống một ngày nào, nàng vẫn còn phải chịu những thống khổ đấy. Hình ảnh nàng gieo mình xuống tượng trưng cho kết thúc của hai người – chỉ toàn tuyệt vọng. Cũng tượng trưng cho khí chất của nàng – cho đến chết nàng cũng phải tự do như một cơn gió.
"Có con cáo nhỏ ngồi trên cồn cát, ngồi trên cồn cát, ngắm nhìn ánh trăng.
Ô thì ra không phải nó đang ngắm trăng, mà đang đợi cô nương chăn cừu trở về...
Có con cáo nhỏ ngồi trên cồn cát, ngồi trên cồn cát, sưởi nắng.
Ô thì ra không phải nó đang sưởi nắng, mà đang đợi cô nương cưỡi ngựa đi qua..."
Đến cuối cùng, con cáo nhỏ cũng không thể đợi người mà nó thương. Bài hát văng vẳng trong từng chương chữ, bài hát mà Tiểu Phong hát cho Lý Thừa Ngân nghe ngày ấy cũng chính là bài hát về kết cục của hai người. Chốn Đông cung, Lý Thừa Ngân vẫn sẽ an toàn trên ngai vị của hắn, nhưng rốt cuộc sau ba mươi năm, hắn cũng không thể quên được nàng. Cho đến những dòng cuối cùng, hắn khóc trước mặt Bùi Chiếu – những giọt nước mắt muộn màng không thể làm Tiểu Phong hay Cố Tiểu Ngũ sống lại. Sự thống khổ tận tâm can đang giày vò hắn từng ngày là những gì hắn phải chịu cho việc lợi dụng tình cảm của nàng.
=>> Ngôn tình ngược cổ đại, Ngôn tình sủng h, ngôn tình ghen tuông, ngôn tình h hay tại Waka.vn
Giải Cánh diều cho phim ngắn là một hạng mục trao giải của Giải Cánh diều, hạng mục này ban đầu là sự kiện riêng biệt tổ chức thường niên vào dịp cuối năm với tên gọi Cuộc thi phim ngắn toàn quốc, do Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức. Nhằm ủng hộ các sáng tạo và thể nghiệm của các tác giả trẻ.[1][2] Giải thưởng của cuộc thi được trao cho các bộ phim tham gia, không có giải cho các cá nhân nên mỗi đạo diễn có thể dự thi với nhiều tác phẩm.
Từ năm 2006, cuộc thi đổi tên thành Giải Cánh diều dành cho phim ngắn, đồng nhất với hệ thống giải Cánh diều với phân hạng giải thưởng cùng tên gọi Cánh diều Vàng, Cánh diều Bạc, giải khuyến khích và Bằng khen.[3]
Từ Giải Cánh diều 2010, Giải Cánh diều dành cho phim ngắn được gộp và trở thành một hạng mục chính thức của Giải Cánh diều.
Cuộc thi phim ngắn toàn quốc 2002 - 2003 được tổ chức vào tháng 8 năm 2003 do Hội Điện ảnh Việt Nam và Cục Điện ảnh Việt Nam phối hợp tổ chức. Cuộc thi có 72 tác phẩm dự giải,[1] sau đó chọn ra 12 tác phẩm xuất sắc nhất;[4] với giải nhất trị giá 20 triệu đồng, mỗi giải nhì 10 triệu đồng, mỗi giải ba 5 triệu đồng và mỗi giải khuyến khích 3 triệu đồng.[1] Lễ trao giải được tổ chức vào ngày 2 tháng 9 năm 2003 tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đánh giá của Ban Giám khảo, có 2/3 lượng tác phẩm than gia lần này chưa đúng tiêu chí xúc tích mà phim ngắn đòi hỏi.[5] Những tác phẩm giành giải có sự sáng tạo, giải quyết và thể hiện ý tưởng một cách sinh động, sâu sắc, hình thức thể hiện độc đáo.[4]
Sau khi cuộc thi kết thúc các tác phẩm đạt giải được phát song trong chương trình Điện ảnh chiều thứ bảy trên VTV3, một số phim tham gia cũng được chọn lọc và phát hành trong DVD của Hội.[5]
Cuộc thi phim ngắn toàn quốc 2004 diễn ra từ ngày 21 đến 23 tháng 12 năm 2004, tại Thành phố Hồ Chí Minh.[6] Cuộc thi lần này có 39 tác phẩm của 39 tác giả.[7]
Chất lượng các tác phẩm tham gia cuộc thi lần bị đánh giá là không đồng đều, đề tài được chọn vượt ngoài khả năng của các đạo diễn, tác phẩm không được làm đến nơi đến chốn. Riêng các phim hoạt hình lại là điểm sáng của cuộc thi.[6] Cùng với chất lượng các tác phẩm thì giải thưởng lần này hầu như chỉ mang tính cổ vũ, khuyến khích các tác giả.[8]
Hội đồng giám khảo gồm: nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát (phó trưởng Ban giám khảo), đạo diễn Lê Hoàng, nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn...[6]
Cuộc thi phim ngắn toàn quốc 2005 diễn ra từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 1 năm 2006[12] tại Nhà văn hóa điện ảnh, Thành phố Hồ Chí Minh.[13] Cuộc thi lần này 51 phim tham dự, đến từ các cá nhân, các trường sân khấu điện ảnh và các hãng phim, đài truyền hình.[13]
Trưởng ban giám khảo là đạo diễn Trần Thế Dân, các phim tham dự gồm 44 phim truyện, 5 phim tài liệu và 2 phi hoạt hình; 10 bộ phim xuất sắc nhất của cuộc thi được trình chiếu miễn phí cho khán giả trong 1 ngày trước lễ trao giải.[14] Lễ trao giải có sự tham gia của ca sĩ Quang Dũng, Thanh Thúy, nhóm AC&M, nghệ sĩ Mai Đình Tới và vũ đoàn Những ngôi sao nhỏ.[15]
Từ năm này Cuộc thi phim ngắn toàn quốc được đổi tên thành Giải Cánh diều dành cho phim ngắn, phân cấp giải cũng đổi từ Giải nhất thành Cánh diều Vàng và Giải nhì thành Cánh diều Bạc.
Giải năm 2006 thu hút 53 phim tham dự, trong đó có 42 phim truyện, 10 phim tài liệu và 01 phim hoạt hình.[17] Các tác phẩm này đến từ Đại học Sân khấu - điện ảnh Hà Nội, Cao đẳng Sân khấu - điện ảnh TP.HCM, Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Phát triển tài năng TPD, Đài truyền hình Hà Nội, Hãng phim K5, Đài Truyền hình Việt Nam, Hãng phim truyền thông, Công ty tư vấn T.A.C và các cá nhân.[3][17] Từ các phim tham dự sẽ chọn ra 12 phim xuất sắc nhất để trình chiếu miễn phí, lễ trao giải và bế mạc diễn ra tối 15 tháng 12 năm 2006 tại Nhà văn hóa Điện ảnh Tân Sơn Nhất, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Buổi lễ có sự góp mặt của ca sĩ Ngô Thanh Vân, Đức Tuấn, nhóm Năm Dòng Kẻ, nhóm múa Những Ngôi Sao Nhỏ.[3]
Cơ cấu giải thưởng dự kiến gồm: 1 Cánh diều Vàng, 1 Cánh diều Bạc và 2 giải Khuyến khích; các thể loại sẽ được chấm điểm chung. Các tác phẩm dự giải lần này có chất lượng không tốt khiến cuộc thi bị đánh giá
là "So bó đũa chọn cột cờ" tương tự cuộc thi năm 2004.[18] Trưởng ban giám khảo là nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát.[19]
Quỳnh là tác phẩm nổi bật nhất cuộc thi nhưng không được giải thưởng vì bộ phim vượt quá thời lượng quy định.[21]
Giải Cánh diều dành cho phim ngắn 2007[22] được tổ chức từ ngày 17 đến 22 tháng 12 năm 2007, với khoảng 63 bộ phim ngắn của các sinh viên điện ảnh và các nhà làm phim trẻ tham gia.[23] Trong đó có 51 phim truyện, 10 phim tài liệu và 2 phim hoạt hình.[24][25]
Lễ trao giải diễn ra tối 22 tháng 12 tại Nhà văn hóa điện ảnh Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.[23] Ban giám khảo cuộc thi gồm trưởng ban là đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cùng các thành viên: nhà quay phim Phạm Hoàng Nam, đạo diễn Đào Bá Sơn, đạo diễn Ngô Quang Hải, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà lý luận phê bình điện ảnh Thanh Tùng.[26]
Giải Cánh diều cho phim ngắn 2008 diễn ra từ ngày 4 đến ngày 12 tháng 12 năm 2008, có 55 phim dự thi, trong đó có 41 phim truyện ngắn, 10 phim tài liệu và 1 phim hoạt hình.[27][28] Lễ trao giải diễn ra tại rạp Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.[29]
Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội có 6 phim dự thi, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh có 21 phim dự thi (18 phim truyện và 3 phim tài liệu); công ty TNHH truyền thông giải trí Việt Hà với cặp tác giả Não Thu Hoài và Lê Hồ Lan dự thi với 6 phim truyện. Saigon Media có 2 phim tài liệu; Hãng phim Giải Phóng và Công ty Fanatic Film có chung 1 phim dự thi cũng là phim hoạt hình duy nhất được gửi tới.[27]
Cũng như những lần tổ chức trước, giải lần này vẫn chọn ra 12 phim hay nhất để chiếu miễn phí trong ngày cuối cùng của giải. Tuy nhiên giải lần này thiếu tính chuyên môn khi toàn bộ Ban giám khảo đều là thuộc lĩnh vực phim truyện.[28] Ban giám khảo bao gồm: đạo diễn Phạm Nhuệ Giang (trưởng ban), đạo diễn Quốc Hưng, đạo diễn Võ Tấn Bình, nhà biên kịch Đoàn Tuấn, nhà quay phim Nguyễn Viện.[30]
Giải Cánh diều dành cho phim ngắn 2009 với lễ trao giải được tổ chức ngày 13 tháng 11 năm 2009 tại rạp Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.[31]
Giải lần này có có 90 phim dự thi cho cả ba thể loại bao gồm: 62 phim truyện ngắn, 22 phim tài liệu và 6 phim hoạt hình.[2][31] 9 bộ phim hoạt hình, trong đó có tới 5 phim hoạt hình được sản xuất theo công nghệ 3D.[32]
Có 26 tác giả gửi phim với tư cách cá nhân, trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội có số tác phẩm dự thi nhiều nhất là 22 phim, tiếp theo đó là Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh với 17 tác phẩm và một số công ty, đài truyền hình khác.[31] Vì không có hội đồng sơ khảo nên Ban giám khảo đã phải xem toàn bộ 90 tác phẩm được gửi đến.; 12 phim xuất sắc nhất được trình chiếu miễn phí vài ngày cuối cùng của cuộc thi; trưởng ban Giám khảo là nhà biên kịch Nguyễn Hồ cùng các tác giả trẻ như đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, đạo diễn Lê Bảo Trung, nhà thơ - đạo diễn Phan Huyền Thư.[2][31] 12 phim chung cuộc gồm: 8 phim truyện, 2 tài liệu và 2 hoạt hình.[2]
- Hình và bóng của Trần Quang Minh
- Một ngày - mọi ngày của Nguyễn Thị Ngọc Châu
- Câu chuyện mùa đông của Bùi Quốc Thắng
Giải Cánh diều cho phim ngắn chính thức trở thành hạng mục của Giải Cánh diều.[34]
Trưởng ban giám khảo: Nguyễn Hữu Phần
Trưởng Ban giám khảo: Phan Bích Hà[52]
Trưởng ban giám khảo: Nguyễn Thanh Vân