Mỹ thuật không phải là một ngành mới tại Viêt Nam, nhưng cùng với sự phát triển của công nghệ, Mỹ thuật hiện tại có bước chuyển mình mạnh mẽ và tính ứng dụng rộng rãi chứ không chỉ là sáng tạo Nghệ thuật đơn thuần. Để hình dung được những ngành nghề mà các bạn sinh viên Mỹ thuật có thể làm được sau khi tốt nghiệp luôn là điều trăn trở các bậc phụ huynh và cả các bạn có ý định theo đuổi lĩnh vực này.
Mỹ thuật không phải là một ngành mới tại Viêt Nam, nhưng cùng với sự phát triển của công nghệ, Mỹ thuật hiện tại có bước chuyển mình mạnh mẽ và tính ứng dụng rộng rãi chứ không chỉ là sáng tạo Nghệ thuật đơn thuần. Để hình dung được những ngành nghề mà các bạn sinh viên Mỹ thuật có thể làm được sau khi tốt nghiệp luôn là điều trăn trở các bậc phụ huynh và cả các bạn có ý định theo đuổi lĩnh vực này.
Trước kia, công việc của một họa sĩ minh họa là vẽ tay các sản phẩm của mình để diễn tả một hành động hay giải thích một thông điệp hoặc câu chuyện mà mình muốn truyền tải. Ngày nay, các họa sĩ minh họa khi được kết hợp với công nghệ kỹ thuật số hiện đại, họ còn được gọi là illtruslator, có thể vẽ các sản phẩm của mình bằng các phương tiện kỹ thuật số hiện đại như Ipad, Wacom. Hiện tại, ngành minh họa vô cùng cần thiết trong các lĩnh vực như:
- Truyền thông: báo chí, chiến dịch quảng cáo, bao bì, tranh tường, phim ảnh…
- Xuất bản: minh họa bìa, sách, truyện….
- Các nhãn hàng của các sản phẩm ứng dụng như thời trang, nội thất, xe cộ,…
Với sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí như hiện nay, càng khẳng định vị thế quan trọng của vẽ minh họa. Do đó, đây là một mảnh đất “khá màu mỡ” dành cho những ai tìm được nơi để phát huy những thế mạnh của mình như Concept Art, Sách/Truyện tranh/Tạp chí, Quảng cáo, Bao bì sản phẩm, Branding...
Sản phẩm minh họa Poster Phim của họa sĩ Định Nguyễn
Graphic designer hay còn gọi là thiết kế đồ họa, là một trong những ngành hot nhất hiện nay, nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt từ các bạn trẻ có đam mê hội họa, sáng tạo cũng như các sinh viên Mỹ thuật. Đây là ngành khá thú vị, là một nghệ thuật kết hợp mang tính thẩm mỹ của các con số, chữ viết và hình ảnh,…nhằm truyền tải một thông điệp (slogan) ý nghĩa nào đó đến khán giả hay người xem.
Nó đáp ứng sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, sự lên ngôi của quảng cáo bằng các công cụ đồ họa luôn thu hút sự chú ý từ công chúng và mang lại kết quả về mặt kinh tế cao. Người làm công việc thiết kế đồ họa sẽ sử dụng các phương tiện chuyên dụng để tạo nên một sản phẩm của mình.
Với công việc này, các designer có thể làm việc độc lập, tự do hoặc lập team để hợp tác với các công ty, nhãn hàng. Họ cũng có thể đầu quân vào các công ty có thế mạnh cũng như phát triển bằng đồ họa như truyền thông, giải trí, marketing,…hay các doanh nghiệp cần chuyên về mảng thiết kế để nhận diện hình ảnh, thương hiệu (branding) như: bao bì nhãn mác sản phẩm. thiết kế logo, các ấn phẩm xuất bản như tạp chí, thiết kế các giao diện web và ứng dụng,….
Graphic Design - Nghề nghiệp hấp dẫn với thị trường rộng mở
Game Artist khác với Game Designer. Nếu các vật thể (object) hoặc những ý tưởng (về mặt nội dung) trong game được tạo bởi các Game Designer thì nhiệm vụ của các Game Artist sẽ diễn tả những ý tưởng đó thành hình ảnh, như tạo hình hài, trang phục,, môi trường…cho các nhân vật trong game.
Có nhiều hướng đi để các Game Artist có thể chọn lựa phù hợp với thế mạnh và sở thích của mình như 2D Artist, 3D Artist, Effect/Partical Artist (người vẽ/tạo hiệu ứng) hoặc các Animator (người tạo những di chuyển sống động trong game).
Tại Việt Nam, với sự phát triển và khẳng định trong những trường đấu game quốc tế, đây là một ngành tuy cũng còn mới mẻ những rất hot. Nó hứa hẹn mở ra rất nhiều cơ hội và sự thăng tiến cao sự nghiệp của những ai có niềm đam mê hội họa. Theo khảo sát chung, mức lương trung bình ngành nghề này tại Việt Nam là khoảng 500 đến 1000 USD/tháng
Tatoo Artist hay nghệ sĩ xăm hình nghệ thuật là một công việc sử dụng kỹ thuật phun xăm lên da người để vẽ nên các hình ảnh, chữ viết …ý nghĩa nào đó của người muốn xăm. Để trở thành một người nghệ sĩ xăm thực thụ, không chỉ có niềm đam mê là đủ mà bạn cần phải có sự chuyên nghiệp về phong cách thiết kế riêng phù hợp với ý nghĩa hình xăm của mỗi khách hàng.
Đây cũng là một nghề “hái” ra tiền và luôn không ngừng phát triển trong xã hội hiện nay. Khi những định kiến về xăm không còn, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nghệ sĩ xăm hình nghệ thuật ngày càng có nhiều “đất” để “dụng võ”.
Trên thực tế, có nhiều họa sĩ nhưng lại niềm đam mê với nghệ thuật xăm cũng có thể lấn sân để làm công việc này.
Nghệ sĩ xăm hình ngày càng có nhiều "đất" để "dụng võ" (Nguồn ảnh: Tuan Nguyen - Tattootn)
Trong lĩnh vực Mỹ thuật, Animator là một trong những ngành còn mới mẻ tại Việt Nam. Có thể tam dịch Animator là một họa sĩ diễn hoạt, là người làm công việc của nhà thiết kế, sản xuất các bộ phim hoạt hình. Họ sẽ tạo ra những ảo giác về chuyển động, sự thay đổi về tâm trạng, trạng thái của các vật thể thông qua sự ghi lại của kỹ thuật thuật truyền thông tương tự như Analog media, tạo ra sự trình diễn ở tốc độ cao của một chuỗi các hình ảnh tĩnh. Trong đó, với một hình lại có một sự thay đổi cực kì nhỏ so với hình ảnh trước đó.
Mặc dù còn khá mới mẻ nhưng đây cũng là một ngành hot và nhiều tiềm năng phát triển trong thời đại công nghệ đa phương tiện hiện nay. Họ chủ yếu có thể làm việc trong một số lĩnh vực như video games, điện ảnh, quảng cáo hoặc truyền hình.
Là một ngành quen thuộc những chưa bao giờ “lỗi thời” trong mọi thời đại. Bởi bất kỳ ngành nghề nào cũng đều cần một người thầy có niềm đam mê và kinh nghiệm để truyền đạt về kỹ năng cũng như kiến thức.
Ngành này đòi hỏi bạn không chỉ có chuyên môn cao, niềm đam mê hội họa mà còn phải có những kỹ năng sư phạm nhằm truyền đạt dễ hiểu nhất đến với các bạn học sinh, sinh viên.
Ngoài giảng dạy tại trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 hoặc tại các trường cao đẳng, đại học có đào tạo ngành nghề liên quan về mỹ thuật, bạn còn có thể dạy thêm ngoài giờ tại các trung tâm, câu lạc bộ chuyên về lĩnh vực này.
Hoặc thậm chí bạn có thể mở lớp vẽ hay một câu lạc bộ do chính bạn cầm cọ chỉ dẫn các học viên để nối tiếp “ngọn lửa” đam mê với hội họa.
Giảng viên Mỹ thuật - Nghề nghiệp không bao giờ "lỗi thời"
Là một công việc mang tính ứng dụng cao của mỹ thuật vào đời sống của con người và luôn luôn đổi mới liên tục về tính thẩm mỹ, xu hướng và sự sáng tạo của người họa sĩ. Nó kết hợp cả nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học để tạo nên sự bố trí hợp lí về mặt không gian, cấu trúc, màu sắc, vật liệu,….trong nhà ở, văn phòng, khách sạn, spa….
Do đó, đây được xem là một trong những ngành có nguồn thu nhập cao của nhóm ngành Mỹ thuật.
Ngày nay, họa sĩ điêu khắc không nên chỉ được hiểu là những người dùng rìu, búa để tạc hình, tạc tượng lên đá, gỗ hay đồ mỹ nghệ nữa.
Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, họa sĩ điêu khắc thời nay đã có những sự kết hợp kỹ thuật hiện đại, không chỉ nâng tầm tính thẩm mỹ, tính ứng dụng mà còn rất được ưa chuộng trong mục đích phục vụ giải trí như dựng mô hình check in, mô hình quảng bá phim ảnh, game,…
Vì thế, những họa sĩ điêu khắc được đào tạo chuyên nghiệp từ trường lớp có thể làm việc tại các khu vui chơi giải trí, các công ty sản xuất đồ chơi, hóa trang,….
Hiện nay, ngành này được báo động là khan hiếm nhân sự. Do đó, đây cũng là một lối đi nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp hội họa.
Họa sĩ điêu khắc - Nghề nghiệp hấp dẫn nhưng cực kỳ khan hiếm nhân sự
Họa sĩ tự do hay thường được dân mạng gọi là các Freelancer. Nếu bạn đủ thực lực, kinh nghiệm về tuổi nghề, bạn hoàn toàn có thể chọn cho mình một lối đi tự do mà không phụ thuốc vào bất kì tổ chức hay ngành nghề nào.
Bạn được thỏa sức sáng tác nghệ thuật , làm nên tác phẩm mình yêu thích bằng tất cả những năng khiếu cũng như kỹ năng hội họa của mình. Đây cũng là một trong những hướng đi mang tính táo bạo nhưng cũng đầy những cơ hội phát triển và khẳng định bản thân trong lĩnh vực hội họa.
Họa sĩ Định Nguyễn và những tác phẩm nghệ thuật mang đậm phong cách cá nhân
Dù là ngành nghề nào, điều quan trọng nhất để có thể sống và phát triển với nghề vẫn cần nhất chính là niềm đam mê và không ngừng trau dồi, học hỏi để luôn làm mới mình. Bởi những ngành nghề nào cũng đều cần phải có sự đổi mới và sáng tạo thì mới sản sinh ra những cơn “địa chấn” như một cách giữ lửa nghề luôn cháy trong bạn.