Những năm 1990, Nhật Bản từng sản xuất khoảng 50% tổng số thiết bị chip trên toàn cầu nhưng hiện con số này giảm xuống chỉ còn 9%.
Những năm 1990, Nhật Bản từng sản xuất khoảng 50% tổng số thiết bị chip trên toàn cầu nhưng hiện con số này giảm xuống chỉ còn 9%.
Theo nhiều nguồn tin, Mỹ đang cân nhắc áp dụng “thuế quan linh kiện”— tức là đánh thuế nhập khẩu không dựa trên địa điểm lắp ráp cuối cùng mà dựa trên các linh kiện bên trong. Nếu chuyển sang thuế quan dựa trên linh kiện, các con chip sản xuất tại Trung Quốc sẽ bị đánh thuế, bất kể thiết bị được lắp ráp ở đâu. Điều này có nghĩa một thiết bị lắp ráp tại bất kỳ đâu nhưng có sử dụng linh kiện của Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế quan cao hơn nếu xuất khẩu sang Mỹ.
Kiểm soát xuất khẩu đối với chip AI và công cụ sản xuất chip của các công ty Mỹ đối với Trung Quốc cũng là một chính sách do ông Donald Trump khởi xướng, sau đó được chính quyền ông Joe Biden mở rộng.
Ông Donald Trump cũng là người đầu tiên thể hiện quyết tâm hạn chế Huawei, đặt nền móng cho các biện pháp cấm vận nghiêm ngặt sau đó. Tiếp nối, Tổng thống Joe Biden đã siết chặt chính sách, cắt giảm xuất khẩu hơn một trăm công ty Trung Quốc được cho là liên kết với Huawei.
Chính quyền Mỹ, dưới thời ông Donald Trump, cũng từng hợp tác với Chính phủ Hà Lan để ngăn việc bán máy in thạch bản tiên tiến cho Trung Quốc, và Tổng thống Joe Biden đã mở rộng thêm những hạn chế này.
Đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ đã chỉ ra nhiều lỗ hổng trong các biện pháp kiểm soát hiện hành, vậy có khả năng chính quyền mới dưới thời tân Tổng thống Donald Trump sẽ một lần nữa “vá kín” các lỗ hổng để ngăn cản sự tiếp cận của Trung Quốc với những công nghệ mới.
Trong khi nhiều đồng minh của Mỹ có thể phàn nàn, nhưng một số quốc gia cũng âm thầm tán thành các biện pháp ép buộc này, vì nó giúp họ tránh phải đưa ra quyết định trong bối cảnh cạnh tranh và mối đe dọa trả đũa từ Trung Quốc.
Ông Chris Miller dự báo dù liên minh hạn chế chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc vẫn còn nhiều bất cập, song sẽ gắn kết chặt chẽ hơn trong thời gian tới.
Sự ra đi gần đây của Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger nhấn mạnh những khó khăn trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt dù là công ty giữ vị thế trung tâm trong chiến lược chip của Joe Biden, nhận hỗ trợ hàng tỷ USD tiền tài trợ theo Đạo luật Chips 2022.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã tuyên bố rằng, thay vì trợ cấp cho các công ty chip, chính sách thuế quan có thể hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nếu áp thuế đối với các đối tác như Đài Loan – nơi xuất khẩu chip sang Mỹ tăng mạnh nhờ Nvidia – thì chính sách này có thể gây tổn hại cho Thung lũng Silicon.
Đáng chú ý, khoản đầu tư vào nhà máy tại Arizona của TSMC, nhà sản xuất chip hàng đầu Đài Loan, đã được công bố từ thời cầm quyền trước đây của ông Donald Trump. Thế nên, không khó để dự đoán vòng đầu tư mới để củng cố an ninh chuỗi cung ứng sẽ diễn ra.
Sự bất ổn lớn nhất đang bao trùm ngành công nghiệp chip là tương lai của nhu cầu AI. Các công ty như Nvidia và TSMC đang hưởng lợi mạnh mẽ từ các khoản đầu tư vào trung tâm dữ liệu AI. Các cố vấn của ông Donald Trump tuyên bố họ muốn đẩy nhanh việc xây dựng trung tâm dữ liệu bằng cách đơn giản hóa thủ tục cấp phép và khuyến khích sản xuất năng lượng.
Một điều đáng chú ý nữa là sự hiện diện của Elon Musk trong nhóm thân cận của ông Donald Trump – với công ty xAI của ông điều hành một trong những cụm chip AI lớn nhất thế giới - cho thấy AI sẽ trở thành trọng tâm chiến lược. Mỹ đang xôn xao với những ý tưởng đẩy nhanh phát triển AI, từ việc phân vùng đất để xây dựng trung tâm dữ liệu cho đến việc thành lập "Dự án Manhattan" cho AI.
Dự án Manhattan là tên mã của một chương trình nghiên cứu và phát triển tối mật do Hoa Kỳ tiến hành trong Thế chiến II, với mục tiêu chế tạo bom nguyên tử. Với ngân sách khổng lồ và mức độ bí mật cao, nó trở thành một trong những dự án khoa học lớn nhất trong lịch sử, đặt nền móng cho kỷ nguyên hạt nhân. Ngày nay, cụm từ "Dự án Manhattan" thường được sử dụng như một phép ẩn dụ, chỉ các chương trình khoa học hoặc công nghệ quy mô lớn, đột phá và đòi hỏi nguồn lực đáng kể.
Sinh viên tại trường ĐH Đài Loan
Trao đổi với Báo Thanh Niên ngày 26.3, ông Hàn Quốc Diệu, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM, cho biết Cơ quan Giáo dục Đài Loan vừa công bố "Chương trình đặc biệt giáo dục tài năng công nghiệp quốc tế" (INTENSE) cho sinh viên Việt Nam, Indonesia, Philippines, tập trung đào tạo các ngành khoa học kỹ thuật, chip, bán dẫn... với sự kết hợp giữa 3 bên là chính quyền, doanh nghiệp và trường ĐH.
Cụ thể, Đài Loan sẽ chi trả vé máy bay, học phí và các khoản phí khác. Doanh nghiệp hỗ trợ sinh viên 10.000 Đài tệ/tháng (khoảng 7,7 triệu đồng), còn trường ĐH phối hợp đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp. Thời gian đào tạo trong 2 năm, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tối thiểu 2 năm cho doanh nghiệp Đài Loan đã hỗ trợ. Sau đó, sinh viên có thể chọn làm tiếp tại Đài Loan hoặc trở về Việt Nam.
Theo ông Hàn Quốc Diệu, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Song, nếu muốn thu hút các doanh nghiệp ngành bán dẫn đặt nhà máy và đầu tư vào nước ta thì trước hết cần bồi dưỡng nguồn nhân lực. Mặt khác, Đài Loan là một trong những quốc gia dẫn đầu về sản xuất bán dẫn và thiết kế chip, công nghệ xử lý tiên tiến đứng đầu thế giới.
"Đài Loan có chuỗi cung ứng ngành bán dẫn hoàn chỉnh với 65% chip trên thế giới và 92% chip xử lý tiên tiến đều được sản xuất tại đây. Có thể thấy, cơ hội việc làm sẽ thu hút sinh viên Việt Nam đến Đài Loan học tập, tốt nghiệp và ở lại làm việc. Việc này có lợi cho cả trường ĐH và doanh nghiệp Đài Loan trong việc đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp này", ông Diệu thông tin.
Sinh viên Việt Nam tìm hiểu cơ hội du học Đài Loan trong một ngày hội tuyển sinh hồi tháng 7.2023 tại TP.HCM
Ông Trần Hòa Hiền, Tham tán giáo dục, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM, cho biết thêm chương trình INTENSE nhấn mạnh đến việc định hướng theo nhu cầu của doanh nghiệp. Do vậy, nhà trường cùng doanh nghiệp tham gia thiết kế chương trình học và sắp xếp các khóa học ngoại khóa cho sinh viên trong thời gian học tập tại trường.
Cơ quan Giáo dục Đài Loan đã phê duyệt khoảng 100 lớp sinh viên Việt Nam có thể nộp hồ sơ xin học bổng này, bao gồm các lớp cử nhân 2 năm (chương trình liên kết 2+2), lớp 2 năm sau ĐH (với sinh viên tốt nghiệp CĐ), lớp thạc sĩ và tiến sĩ 2 năm (hoặc chương trình liên kết). Trong năm 2024, dự kiến tuyển sinh 2.000-2.500 sinh viên Việt Nam vào hai kỳ nhập học là mùa thu (tháng 9) và mùa xuân (tháng 2).
"Đại diện các trường ĐH Đài Loan sẽ trực tiếp phỏng vấn sinh viên tiềm năng xuất sắc hoặc ký kết chương trình liên kết với những trường ĐH Việt Nam. Tuy nhiên, để khuyến khích sinh viên chăm chỉ học tập, chỉ những em có thành tích đứng trong top 70% của lớp mới được duy trì học bổng vào năm thứ hai học tại trường", ông Hiền lưu ý.
Hội nghị và triển lãm Thành phố thông minh năm 2024: Sự kết hợp độc đáo giữa xu hướng mới và chủ đề thành phố thông minh
Tham tán Trần Hòa Hiền cho hay, thời gian tới những trường học ở Đài Loan sẽ hợp tác với các cơ sở giáo dục Việt Nam để thành lập văn phòng đại diện. Điều này nhằm cung cấp cho học sinh Việt Nam các khóa học tiếng Trung trực tiếp hoặc trực tuyến miễn phí, cũng như các khóa học trải nghiệm ngắn hạn để nâng cao nguyện vọng sang Đài Loan học tập.
"Vào 8 giờ sáng 28.3, 12 trường ĐH Đài Loan sẽ đến Trường THCS-THPT Nhân Văn tại Q.Tân Phú, TP.HCM để tổ chức hội thảo tuyển sinh chương trình INTENSE năm 2024. Các bạn quan tâm có thể đến tìm hiểu", ông Hiền nói thêm.