Hơn 450 mã hiệu sản phẩm được Giới thiệu TẠI HỆ THỐNG WEBSITE ONLINE — đa dạng về chủng loại kích thước và dung tích để đáp ứng một phần thiết yếu nhu cầu tổng thể về nguồn nước cho một công trình
Hơn 450 mã hiệu sản phẩm được Giới thiệu TẠI HỆ THỐNG WEBSITE ONLINE — đa dạng về chủng loại kích thước và dung tích để đáp ứng một phần thiết yếu nhu cầu tổng thể về nguồn nước cho một công trình
Giữa năm 1944, số phận của chủ nghĩa phát xít Đức - Ý- Nhật trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã được định đoạt. Nắm vững thời cơ, Đảng ta chuẩn bị mọi mặt cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về sửa soạn tổng khởi nghĩa. Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Đúng như nhận định của Đảng ta, ngày 13/8/1945, đội quân Quan Đông của phát xít Nhật đã bị Hồng quân Liên Xô tiêu diệt. Nhật đầu hàng vô điều kiện. Thời cơ tổ chức khởi nghĩa giành chính quyền đã đến.
Cờ Bộ Quốc phòng tặng đơn vị Lê Hồng Phong năm 1947 và các khẩu súng nguyên Đại đoàn trưởng Sư đoàn 325 Trần Quý Hai sử dụng trên chiến trường Quảng Trị những năm 1949 - 1954 (hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Quảng Trị) - Ảnh: Đ.T
Tháng 4/1945, các đồng chí Nguyễn Đức Chưởng, Trần Xuân Nhiên đứng ra tổ chức hội nghị tại thôn Liêm Công Đông (xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh). Tham dự hội nghị còn có các đồng chí Bùi Trung Lập, Nguyễn Đàm, Hoàng Thị Ái, Nguyễn Hữu Khiếu, Hồ Ngọc Chiểu, Hà Xuân Mỹ...Hội nghị đã thành lập Tỉnh ủy lâm thời và cử đồng chí Bùi Trung Lập làm Bí thư Tỉnh ủy. Hội nghị tập trung thảo luận một số nhiệm vụ cấp bách phục vụ cho khởi nghĩa giành chính quyền, đặc biệt là đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, tổ chức các đoàn thể cứu quốc, thành lập ủy ban Việt Minh xã và huyện, tổ chức các đội tự vệ, du kích.
Tháng 6/1945, Tỉnh ủy lâm thời tổ chức hội nghị tại thôn Liên Công Đông để nghiên cứu, quán triệt chỉ thị: “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có chủ trương phát triển các đội tự vệ, xây dựng các chiến khu, vũ trang toàn dân, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Cuối tháng 7/1945, khu giải phóng Triệu Phong được thành lập. Lúc này, cơ sở Việt Minh có lực lượng đông và tương đối mạnh, trong đó có các đoàn thể cứu quốc, có lực lượng tự vệ chiến đấu được chọn lọc. Tính đến hết tháng 8/1945, toàn tỉnh có 400 đảng viên và cán bộ Việt Minh, hàng nghìn tự vệ chiến đấu và hàng vạn hội viên Việt Minh.
Ngày 18/8/1945, hội nghị cán bộ của tỉnh được triệu tập tại làng Phước Lễ nhằm thống nhất lực lượng cách mạng trong tỉnh và bàn việc khởi nghĩa. Hội nghị quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh và dự định thời gian vào khoảng từ ngày 21/8 đến ngày 25/8/1945, cử Ủy ban Khởi nghĩa để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm các đồng chí Trần Hữu Dực, Đặng Thí, Hoàng Thị Ái, Lê Vụ, Nguyễn Hữu Khiếu.
Thực hiện quyết định của hội nghị, trong phiên họp đầu tiên sáng 19/8, Ủy ban Khởi nghĩa đã bàn và quyết định các vấn đề để tiến hành khởi nghĩa trong toàn tỉnh vào đêm 22/8/1945. Vấn đề cấp bách là bắt tay ngay vào việc xây dựng một số đội tự vệ chiến đấu tập trung chọn lọc trong số dân quân, tự vệ của các làng ở Triệu Phong và một số ở Hải Lăng.
Về vũ khí chủ yếu là thô sơ, nên cùng với việc huy động các lò rèn, xưởng mộc rèn đúc giáo, mác, mã tấu, ta còn tìm cách mua lại vũ khí của quân đội Nhật. Việc luyện tập do một số đồng chí có kinh nghiệm, kiến thức quân sự trong thời kỳ ở nhà đày Buôn Ma Thuột trở về phụ trách.
Nhờ gấp rút chuẩn bị, nên chỉ sau hai ngày lựa chọn, tỉnh tập hợp được 15 đại đội (không kể các đơn vị của huyện). Trong thời gian này, Ủy ban Khởi nghĩa phân công đồng chí Trần Hữu Dực gặp gỡ, tiếp xúc với một số anh em sĩ quan, hạ sĩ quan của quân đội cũ cũng như thanh niên tiền tuyến để lựa chọn lực lượng tham gia tự vệ chiến đấu.
Về trang bị, với số vũ khí lấy được của Nhật, của bảo an binh, một đại đội được trang bị 10 khẩu súng trường, vài trăm viên đạn, còn phần đông chiến sĩ vẫn sử dụng vũ khí thô sơ như giáo, mác, mã tấu... Đến ngày 22/8, đội ngũ các đơn vị của tỉnh cũng như của huyện, thị xã đã chỉnh tề, tinh thần phấn chấn, sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Chiều ngày 22/8/1945, 5 đại đội của tỉnh được chuyển về sát thị xã Quảng Trị và đến 10 giờ đêm đã tiến vào thị xã. Đến nửa đêm 22/8, mọi việc bố trí lực lượng đã tạm xong. Đến 3 giờ sáng ngày 23/8, các đoàn thể biểu tình với sự yểm trợ của các đội tự vệ ồ ạt tiến vào thị xã và đến sáng đã làm chủ các nơi ở tỉnh lỵ. Tổng khởi nghĩa ở các địa phương diễn ra đồng loạt, nhanh gọn, đúng thời cơ và kiên quyết với lực lượng áp đảo của Nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh.
8 giờ sáng ngày 23/8/1945, cờ đỏ sao vàng đã tung bày trên cột cờ Thành Cổ, trên nóc dinh tỉnh trưởng, trên công đường của các huyện, thị xã hòa trong tiếng reo hò của Nhân dân toàn tỉnh báo hiệu sự thắng lợi của cách mạng. Với cơ hội nghìn năm có một, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân Quảng Trị đã nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền và đã thu được thắng lợi lịch sử.
10 giờ sáng ngày 23/8/1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Quảng Trị ra Quân lệnh số 1 với nội dung: Tất cả lực lượng vũ trang chiếm đóng hoặc dự bị, kể cả lực lượng hỗn hợp giữ nguyên tại chỗ... Quân lệnh số 2 phát lúc 12 giờ ngày 23/8/1945 với nội dung: Mở cuộc đăng ký tuyển quân cấp tốc thành lập chi đội giải phóng quân với 1.500 chiến sĩ, kể cả một số đơn vị trực thuộc như thông tin, quân y, quân nhu...
Quân lệnh số 3 phát lúc 15 giờ ngày 23/8/1945 với nội dung: Tất cả lực lượng vũ trang chiếm đóng hỗn hợp đều bàn giao ngay nhiệm vụ, kể cả người, vũ khí, kho tàng, doanh trại...cho chi đội giải phóng quân. Những cá nhân bảo an binh nào muốn tham gia lực lượng vũ trang cách mạng, hãy làm đơn đăng ký và sẽ tuyển sau, lệnh này phát ra phải được thi hành nghiêm chỉnh, gọn.
Ngày 10/9/1945, Tỉnh ủy Quảng Trị triệu tập hội nghị cán bộ của tỉnh để bàn việc củng cố xây dựng chính quyền các cấp, xây dựng lực lượng vũ trang và bầu Tỉnh ủy lâm thời. Tại hội nghị này, đồng chí Đặng Thí được cử giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Thực hiện nghị quyết của hội nghị cán bộ tỉnh, ngày 19/9/1945, trên cơ sở các đội tự vệ và lực lượng tân binh tuyển dụng, tỉnh đã thành lập Chi đội Thiện Thuật - chi đội giải phóng quân đầu tiên của tỉnh Quảng Trị. Quân số ban đầu có 1.500 cán bộ, chiến sĩ do ông Quản Xuyên làm Chi đội trưởng. Ba ngày sau, tỉnh điều động đồng chí Nguyễn Đăng Trình ở Gio Linh vào làm Chi đội trưởng, ông Trương Linh làm Chi đội phó.