Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Ngữ văn lớp 10, VietJack biên soạn tài liệu tác giả, tác phẩm Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) trình bày đầy đủ, chi tiết về bố cục, tóm tắt, dàn ý, đôi nét về tác giả, thể loại, dàn ý đọc hiểu văn bản, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích mẫu về tác phẩm. Hi vọng qua loạt bài này sẽ giúp bạn dễ dàng soạn bài Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) lớp 10.
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Ngữ văn lớp 10, VietJack biên soạn tài liệu tác giả, tác phẩm Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) trình bày đầy đủ, chi tiết về bố cục, tóm tắt, dàn ý, đôi nét về tác giả, thể loại, dàn ý đọc hiểu văn bản, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích mẫu về tác phẩm. Hi vọng qua loạt bài này sẽ giúp bạn dễ dàng soạn bài Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) lớp 10.
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm
Những sứ thần Việt Nam làm thơ về lầu Hoàng Hạc
Lầu Hoàng Hạc là “một di chỉ văn hóa, nơi kết duyên văn tự của thi nhân mọi thời”. Đây là một trong “Tứ đại danh lâu” của Trung Quốc, được Tôn Quyền xây năm 223 dưới thời Tam quốc, nay thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, trên vực đá Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử.
Đến đời nhà Đường từ sự tích Phí Vân Vi cưỡi hạc về đây nghỉ nên có tên là Hoàng Hạc lâu. Lầu đã bị chiến tranh qua các thời phá hủy nên đã trải qua 12 lần tu sửa và lần gần đây nhất là từ năm 1981 - 1985. Năm 1957, Trung Quốc xây cầu qua sông Dương Tử nên lầu được dời về cách vị trí cũ 1km.
Thôi Hiệu, một nhà thơ đời Đường đã làm bài Hoàng Hạc lâu nổi tiếng, được xem là bài thơ hay nhất về lầu Hoàng Hạc mọi thời đại. Tương truyền rằng Lý Bạch khi đến đây định làm thơ đã thấy thơ Thôi Hiệu đề trên vách. Đọc xong vị Thi tiên này vứt bút than rằng: “Trước mắt thấy cảnh không tả được vì Thôi Hiệu đã đề thơ trên đầu”.
Đã có 10 người Việt Nam, là những sứ thần thời phong kiến đi sứ sang Trung Hoa có thơ về lầu Hoàng Hạc. Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370, quê Hưng Yên) là sứ thần đầu tiên có thơ. Năm 1314, ông đi sứ nhà Nguyên và viết bài Chơi lầu Hoàng Hạc. Phạm Sư Mạnh (1303 - 1384, quê Hải Dương), năm 1345, dưới thời nhà Trần, ông đi sứ và có bài Lên lầu Hoàng Hạc viết vội bài thơ cho Bắc sứ Thi giảng Dư Gia Tân. Lê Anh Tuấn (1671 - 1731, người Hà Nội) làm Chánh sứ sang nhà Thanh năm 1715, có bài Lên lầu Hoàng Hạc ngắm cây ở Hán Dương. Nguyễn Tông Khuê (1693 - 1767, người Thái Bình), năm 1742 làm Phó sứ, năm 1748 làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Trong tập Sứ Trình tân truyện dài 670 câu (thơ lục bát chen lẫn với thơ Đường bằng chữ Nôm) có dành 26 câu viết về lầu Hoàng Hạc.
Lê Quý Đôn (1726 - 1784), làm Phó sứ sang nhà Thanh năm 1761, khi đi qua Vũ Xương có làm bài Hoàng Hạc lâu để tặng quan Khâm sai nhà Thanh và quan Chánh sứ Trần Huy Bật. Trong bài ông khác với Thôi Hiệu là khi nhìn thấy khói sóng trên sông lại… bớt nhớ nhà! (Yên ba giảm khước nhất phân sầu). Sứ đoàn đông đảo của Tây Sơn đi sứ sang nhà Thanh năm 1790 có hai người làm thơ về lầu Hoàng Hạc. Chánh sứ Phan Huy Ích viết hai bài với nhan đề Chơi lầu Hoàng Hạc và Lại đến lầu Hoàng Hạc, Đoàn Nguyễn Tuấn lại viết một loạt 4 bài trong đó có một bài viết trên vách đá.
Thi hào Nguyễn Du năm 1813 đi sứ cũng viết bài Hoàng Hạc lâu trong đó có câu: “Cây cỏ trước mặt vẫn y như cũ”. Có nhà nghiên cứu cho rằng năm 1790, Nguyễn Du đã từng đi “giang hồ” qua đây. Ngô Thời Vỵ (1777 - 1821) đi sứ hai lần vào thời Gia Long (1807) và Minh Mạng (1821). Trong chuyến đi năm 1807 ông viết bài Đề Hoàng Hạc lâu. Bài này ông “chê” cả Thôi Hiệu lẫn Lý Bạch và “tự tin” với câu “Sứ thần nước Việt là Ngô Thì Vị chẳng sợ đề thơ nơi này”! Phan Thanh Giản (1796 - 1867, người Vĩnh Long) làm Chánh sứ năm 1834 có làm bài Đăng Hoàng Hạc lâu. Trong bài ông cho mình là người xa nhất ở phương Nam đến đây. Trong câu cuối bài thơ ông viết: “Du du trần mộng thập thu tâm” (nhặt chút lòng thu giấc mộng tràn). Đây là cách chơi chữ tuyệt vời vì “thu tâm” viết chung với nhau thành chữ “sầu”, để nhắc chữ “sầu” của Thôi Hiệu!
Hà Đình Nguyễn Thuật (1842 - 1912, người Hà Lam, Thăng Bình) đã hai lần đi sứ vào các năm 1880 và 1883. Đây là sứ thần cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam sang Trung Hoa. Ông cũng là sứ thần duy nhất người Quảng Nam, có thơ về ngôi lầu nổi tiếng này.
Đăng Hoàng Hạc lâu và Đề Hoàng Hạc lâu (trong Mỗi hoài ngâm thảo) là hai bài thơ tiêu biểu cho chùm thơ du lãm, du ký của Hà Đình Nguyễn Thuật.
Trần cảnh mang mang bất ký thuThiên hoang địa lão thặng tư lâuTiên ông hà xứ thừa vân hạcTra khách kim triêu thướng đẩu ngưuGiang khoát ngư long ba tiệm noãnXuân thâm anh vũ thảo do sầuĐăng lâm khước lạc Đường nhân hậuDoanh đắc kỳ quan viễn hải chu.
Trần thế mênh mang chẳng nhận biết được thời gianTrải qua thiên trường địa cửu, ngôi lầu vẫn còn đâyÔng tiên đã cưỡi hạc bay về nơi xa khuấtKhách dạo thiên hà nay tìm tới sao đẩu sao ngưuNgư long dưới sông sâu, song nước dần ấm lạiAnh vũ hót giữa xuân già, cỏ cây vẫn đang sầu muộnMặc dù lên đây sau người đời ĐườngNhưng được ngắm kỳ quan cảnh thuyền ngoài biển xa.
Ngọc địch thanh tàn nhất hạc phiGiang phong vô dạng nhập song xuyLinh hòa lại hưởng thiên gian ngữBa tịnh yên phù địa tản siCảnh đáo tình dư kham nhập họaBút tùng các hậu cánh vô thiBạch Vân dao chỉ tây nam ngoạiThủy biện nga phân khả đáng quy.
Tiếng sáo ngọc đã dứt, một cánh nhạn vút lên caoHàng phong nhàn rỗi đưa gió vào cửa sổĐiệu chuông điệu sáo vào như lời nói giữa khoảng khôngLàn sóng làn khói quyện mình nũng nịu cùng bến nướcCảnh vật đến khi quang đãng vẽ thành một bức tranhChỉ đám mây trắng bay xa ngoài cõi Tây NamMới nhớ ra rằng phải sớm trở về.
“Hoàng Hạc lâu dưới ngòi bút của Hà Đình đã hiện ra như một bức tranh thủy mặc thơ mộng. Người đọc có cảm giác rợn ngợp trước sự mênh mông của trời đất, sự trơ vắng của lầu Hoàng Hạc trước biến dịch của thời gian, sự cô đơn của con người trước kiếp sống hữu hạn” (Phạm Mạnh Hùng - Nguyễn Đông Triều - Theo dấu người xưa, Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, trang 143). Lầu Hoàng Hạc qua thơ của Nguyễn Thuật không chỉ với cảnh hàng phong, làn sóng, bến nước với tiếng gió, tiếng sáo… - những cảnh ước lệ vốn có của cổ thi ở hầu hết những bài thơ viết về lầu Hoàng Hạc, mà còn cả “cảnh thuyền máy chạy bằng hơi nước của người Tây phương đậu nơi cửa biển” (Doanh đắc kỳ quan viễn hải chu) đã làm cho Đăng Hoàng Hạc lâu “không rơi vào khuôn sáo, không ngại thơ đề trên đầu” (Tuy Lý Vương).
Trong bài Đề Hoàng Hạc lâu, Thôi Hiệu viết “Nhật mộ hương quan hà xứ thị. Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai) thì Nguyễn Thuật lại viết: “Bạch Vân dao chỉ Tây Nam ngoại. Thủy biện nga phân khả đáng quy” (Chỉ đám mây trắng bay xa ngoài cõi Tây Nam. Mới nhớ ra rằng phải sớm trở về). Câu thơ cho thấy Nguyễn Thuật vừa “chìm” trong cảnh vừa “thức tỉnh” trước cảnh. Trong hoàn cảnh nào ông cũng luôn ý thức về trách nhiệm và hoàn cảnh của mình: một sứ thần, một người con của nước Việt!
Chính vì vậy, dù có nhiều người nổi tiếng viết về lầu Hoàng Hạc trước Nguyễn Thuật như vừa kể nhưng Nguyễn Thuật xứng đáng được khen ngợi “Sau Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, nào có mấy bài về lầu Hoàng Hạc không thẹn với thi tài Thôi Hiệu như bài này” (Mai Quốc Liên, Hai danh sĩ đất Quảng - Tạp chí Đất Quảng số 55 ngày 1.12.1988).
Đọc Đăng Hoàng Hạc lâu và Đề Hoàng Hạc lâu để thấy thơ Nguyễn Thuật vừa cũ vừa mới, vừa quen vừa lạ, thể hiện một tính cách Quảng đặc biệt.
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu tác giả tác phẩm Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc Lâu) hay nhất, gồm 6 trang gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc Lâu) Ngữ văn lớp 10.
Mời quý bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc Lâu) Ngữ văn lớp 10:
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc.
Hạc vàng một khi đã bay đi, không bao giờ trở lại,
Mây trắng ngàn năm còn bay chơi vơi.
Hàng cây đất Hán Dương phản chiếu rõ mồn một trên dòng sông tạnh,
Trên bãi Anh Vũ cỏ thơm mơn mởn xanh tươi.
Chiều tối [tự hỏi] đâu là quê hương?
Khói và sóng trên sông khiến cho người buồn.
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
Trơ lầu Hoàng Hạc chốn này thôi!
Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi.
Sông tạnh Hán Dương cây sáng ửng,
Khói sóng trên sông não dạ người.
- Thôi Hiệu (704 – 754), quê ở Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).
- Đỗ tiến sĩ năm khai nguyên thứ 11 (723), làm quan đến chức Tư Huân Viên ngoại lang.
- Thơ ông còn truyền lại hơn 40 bài, một số lượng không nhiều so với các nhà thơ đương thời. Song chỉ với Hoàng Hạc lâu, tên tuổi của ông đã lưu danh thiên cổ.
- Các tác phẩm chính: Hành kinh Hoa Âm (Đi qua Hoa Âm), Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc), Trường Can hành kỳ 1, Trường Can hành kỳ 2, Trường Can hành kỳ 3, Trường Can hành kỳ 4, Vị Thành thiếu niên hành (bài Hành tuổi trẻ thành Vị), Nhập Nhược Da khê (Vào suối Nhược Da), Cổ ý (Ý xưa), Mạnh Môn hành (Bài hành qua Mạnh Môn), Nhạn Môn Hồ nhân ca (Bài ca của người Hồ ở Nhạn Môn)…
- Hoàng Hạc lâu: tên một di tích văn hóa nổi tiếng ở phía Tây Nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nằm trên bờ sông Trường Giang, lầu Hoàng Hạc còn là một danh lam thắng cảnh sơn thủy hữu tình, nơi mà Lí Bạch đã có cảm hứng viết về cuộc chia tay với cố nhân. Đây cũng là nơi truyền thuyết xưa nói rằng Phí Văn Vi buồn vì thi hỏng tu luyện thành tiên cưỡi hạc vàng bay lên tiên.
b. Hoàn cảnh ra đời: Đến thăm lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào lầu Hoàng Hạc, nhắc lại chuyện người xưa để thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc.
c. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- 4 câu thơ đầu: Đề cập trực tiếp đến nguồn gốc, tên gọi và định vị lầu Hoàng Hạc ở phương diện thời gian.
- 4 câu cuối: Định vị lầu trong không gian, miêu tả thiên nhiên và trực tiếp biểu hiện tâm trạng.
e. Giá trị nội dung: Bài thơ miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc nhưng chủ yếu bộc lộ nỗi hoài vọng về thời xa xưa cùng nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ.
- Những phá cách độc đáo: không kết vần (câu 1, 2 các thanh trắc, thanh bằng đi liền nhau...),...
- Thủ pháp đối lập được sử dụng hiệu quả.
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.)
- Câu thơ đầu tiên là một câu thơ phá luật.
- Chữ thứ 2 lẽ ra phải thanh trắc thì ở đây lại thanh bằng.
- Chữ thứ 8 lẽ ra phải vần với chữ thứ 8 các câu 4, 6, 8 và có thanh bằng thì ở đây lại thất vận và dùng thanh trắc.
→ Tất cả những điều đó đã làm cho câu thơ mang nhịp điệu man mác và diễn tả nối bàng hoàng đến ngẩn ngơ trước thực tại: người tiên và hạc vàng còn đâu nữa
- Nhà thơ không tả về cái đang có mà nhớ về một cái đã có và đã mất: Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi để nơi đây chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc mà thôi.
→ Sự hụt hẫng, trống vắng, nuối tiếc trong tâm hồn nhà thơ.
+ Diễn tả sự thật tàn nhẫn, sự bừng tỉnh đến bàng hoàng nhận ra, và nhân vật trữ tình lại càng thấm thía nỗi mất mác.
+ Ba chữ cuối không du du: diễn tả đám mây trắng nhẹ nhàng trong không trung, một đám mây đã trở thành vĩnh hằng, ngàn năm bay mãi, vô tận, muôn đời.
→ Bầu trời nhuốm màu tâm trạng của thi nhân, và phải chăng trong cái hiện hữu của đời người hẳn đã chứa bao cái muôn đời của muôn người.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ,
Phương thảo lê thê Anh Vũ châu.
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)
→ Cảnh đẹp, tươi tắn, bình dị nhưng lại vắng lặng, yên tĩnh như một bức tranh tĩnh vật. Một nỗi niềm u buồn phảng phất đâu đây.
- Màu xanh thăm thẳm của cỏ non làm nhà thơ nhói đau, kéo trở về với lòng mình và chợt nhận ra mình đang xa cách cố hương.
- Hình ảnh thơ khói sóng làm người đọc bâng khuâng hiểu, đó là sóng trên sông hay là sóng lòng, là nỗi niềm tâm can của nhân vật trữ tình. → Một nỗi buồn xa xứ, một nỗi nhớ quê.
- Từ sầu kết thúc bài thơ và cũng là từ thể hiện trực tiếp tâm trạng nhân vật trữ tình. Câu thơ dường như bất tận, bài thơ dường như ngân vang mãi bằng âm điệu gợi lên từ từ "sầu".
⇒ Một nỗi buồn dày đặc, miên man mãi đến vô cùng, vô tận.